Trang thông tin kiến thức khởi nghiệp hữu ích thiết thực
  • Bí quyết khởi nghiệp
  • Kiến thức khởi nghiệp
  • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Ý tưởng kinh doanh
  • Blog
No Result
View All Result
  • Bí quyết khởi nghiệp
  • Kiến thức khởi nghiệp
  • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Ý tưởng kinh doanh
  • Blog
No Result
View All Result
Trang thông tin kiến thức khởi nghiệp hữu ích thiết thực
No Result
View All Result
Home Kinh nghiệm khởi nghiệp

Đặc điểm pháp lý công ty hợp danh có thể bạn chưa biết

admin by admin
8 Tháng 2, 2023
in Kinh nghiệm khởi nghiệp
0
Thành lập công ty hợp danh

Thành lập công ty hợp danh

0
SHARES
86
VIEWS

Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân, trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh (đều là cá nhân) cùng hoạt động thương mại dưới một pháp nhân chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ của công ty. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty hợp danh còn có thể có thêm các thành viên góp vốn. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đặc điểm pháp lý công ty hợp danh như sau:

Ưu điểm, hạn chế của loại hình công ty Hợp danh

Ưu điểm: Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân. Với loại hình công ty này, có thể kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người (Các thành viên công ty) để tạo dựng hình ảnh cho công ty. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.

Nhược điểm: Các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động kinh doanh của công ty nên mức độ rủi ro về vốn trong quá trình của các thành viên hợp danh là rất cao. Chính vì vậy, trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, hầu hết các nhà kinh doanh đều lựa chọn thành lập loại hình công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Ưu điểm, hạn chế của loại hình công ty Hợp danh
Ưu điểm, hạn chế của loại hình công ty Hợp danh

Đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh

Điều 172 Luật doanh nghiệp 2014 đã định nghĩa công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Công ty hợp danh có những đặc điểm sau:

Về chế độ chịu trách nhiệm tài sản của các loại thành viên:

Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới. các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Trách nhiệm này không bị giới hạn đối với bất kỳ thành viên nào. Nếu họ có thỏa thuận khác, lập tức công ty sẽ chuyển sang thành công ty hợp vốn đơn giản.

Thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh
Đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh

Về thành viên công ty hợp danh

Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân, được thành lập trên cơ sở sự tin cậy, tín nhiệm lẫn nhau giữa các thành viên. Với đặc trưng này, số lượng thành viên công ty hợp danh thường là rất ít.

Công ty hợp danh có hai loại thành viên: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.

  • Thành viên hợp danh là các cá nhân thỏa thuận góp vốn với nhau, cùng chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới. Một công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên hợp danh.
  • Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong phạm vi vốn đã góp vào công ty.

Về quyền quản lý, điều hành công ty hợp danh

Về cơ bản, các thành viên hợp danh có quyền thỏa thuận về việc quản lý, điều hành công ty. Trong quá trình hoạt động công ty, các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hàng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó biết hết về hạn chế đó.

Thành viên góp vốn không được tham gia vào việc điều hành công ty.

Tư cách pháp nhân: công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được đăng ký doanh nghiệp.

Huy động vốn: công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào.

Việc chuyển nhượng phần vốn góp: Thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình nếu được tất cả các thành viên hợp danh khác đồng ý.

Nếu thành viên hợp danh chết, người thừa kế chỉ có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được ít nhất ba phần tư số thành hợp danh còn lại đồng ý.

Cơ cấu tổ chức: Về nguyên tắc, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty hợp danh do các thành viên thoả thuận quy định trong Điều lệ công ty, song phải bảo đảm các thành viên hợp danh đều được quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác

Tham khảo thêm:

  • Kinh tế quốc tế là ngành gì? Làm nghề gì sau khi ra trường?
  • Chiến lược kinh doanh – Bí quyết để thành công ngày nay

Thành lập công ty hợp danh

Thành lập công ty hợp danh
Thành lập công ty hợp danh

Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên công ty hợp danh;
  • Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên công ty.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư
  • Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt;
  • Giấy ủy quyền cho đơn vị  thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp.

Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Nghệ An

Trong vòng 03 ngày (làm việc) kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Tham khảo thêm:

  • Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty hợp danh
  • Công ty hợp danh có bao nhiêu thành viên góp vốn?
  • Ưu điểm và nhược điểm của công ty hợp danh

Trên đây là một số Đặc điểm pháp lý công ty hợp danh hy vọng hữu ích với bạn. Hãy tham khảo thêm một số thông tin về kiến thức khởi nghiệp khác tại website kienthuckhoinghiep.net.

Previous Post

Phân biệt thành viên hợp danh và thành viên góp vốn

Next Post

Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty hợp danh

admin

admin

Next Post
Đối tượng có quyền thành lập công ty hợp danh

Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty hợp danh

Vietnamwork247.com là trang web tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam
Blog

Cơ hội tuyển dụng sale manager tại vietnamwork247.com

by admin
28 Tháng 10, 2024
0

Việc làm sale manager luôn là một trong những vị trí hấp dẫn và đầy thách thức trong ngành kinh...

Read more
Nhà phố, hay còn gọi là nhà liền kề

Nhà phố là gì? Phân loại các loại hình nhà phố hiện nay

10 Tháng 10, 2024
Tìm hiểu chủ đầu tư và uy tín của dự án

Lưu ý khi thuê hoặc mua căn hộ chung cư cần phải biết

10 Tháng 10, 2024
Dịch vụ tư vấn di chúc thừa kế mang nhiều lợi ích

Dịch Vụ Tư Vấn Di Chúc Thừa Kế Theo Quy Định Của Bộ Luật Dân Sự

23 Tháng 9, 2024
Quy trình thành lập doanh nghiệp tại Luật Đại Bàng

Dịch Vụ Thành Lập Doanh Nghiệp, Công Ty Tại Luật Đại Bàng

23 Tháng 9, 2024
logo-kienthuckhoinghiep

Trang thông tin chia sẻ các kiến thức về kinh doanh và các ý tưởng kinh doanh tuyệt vời sáng tạo, ý tưởng khởi nghiệp, ý tưởng ngành nghề.

2022 Copyright of https://kienthuckhoinghiep.net/ DMCA.com Protection Status
  • Bí quyết khởi nghiệp
  • Kiến thức khởi nghiệp
  • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Ý tưởng kinh doanh
  • Blog