Trong công ty hợp danh có thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Mỗi loại thành viên đều có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Căn cứ theo Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung tư vấn về phân biệt thành viên hợp danh và thành viên góp vốn trong công ty cổ phần như sau:
1. Công ty hợp danh là gì?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 177 Luật doanh nghiệp thì công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp:
“a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;”
Như vậy, công ty hợp danh cũng là một loại hình doanh nghiệp, nhưng khác với những loại hình doanh nghiệp khác, công ty hợp danh có cả thành viên hợp danh và thanh viên góp vốn.
Tham khảo thêm:
- Kinh tế quốc tế là ngành gì? Làm nghề gì sau khi ra trường?
- Chiến lược kinh doanh – Bí quyết để thành công ngày nay
2. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn trong công ty hợp danh
Điểm b, c khoản 1 Điều 177 Luật doanh nghiệp quy định:
“b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.”
Thành viên hợp danh là thành viên bắt buộc phải có trong công ty hợp danh với số lượng tối thiểu là hai thành viên. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có cùng trình độ chuyên môn, là những người quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty cả về mặt pháp lý và thực tế, chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới trong quá trình hoạt động của công ty.
Thành viên góp vốn là tổ chức hoặc cá nhân, không bắt buộc phải có trong công ty hợp danh, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi góp vốn vào công ty.
Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đều là thành viên của công ty hợp danh và phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết. Đều được chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại điều lệ công ty, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của công ty và có quyền tham gia họp thảo luận, biểu quyết tại hội đồng thành viên về tình hình, các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nhiệm vụ của mình.
Tham khảo thêm:
- Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty hợp danh
- Công ty hợp danh có bao nhiêu thành viên góp vốn?
- Đặc điểm pháp lý công ty hợp danh có thể bạn chưa biết
3. So sánh thành viên hợp danh và thành viên góp vốn
Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn có những điểm khác biệt sau:
Tiêu chí | Thành viên hợp danh | Thành viên góp vốn |
Số lượng | Phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. | Có thể có hoặc không. |
Trách nhiệm | Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. | Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. |
Lợi nhuận | Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty. | Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ của công ty. |
Điều hành, quản lý công ty | Nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước… | Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty. |
Chuyển nhượng vốn | Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. | Được phép chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác. |
Không góp đủ số vốn cam kết | Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty. | Thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên. |
Những hạn chế đối với thành viên | Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. | Không bị hạn chế |
Bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn Phân biệt thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn.