Khi nói về các lĩnh vực kinh tế thì kinh doanh thương mại là thuật ngữ được mọi người nhắc đến nhiều nhất. Nó không những là tên của một ngành học mà còn là tên của một lĩnh vực kinh tế. Nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ này ngay sau đây.
Kinh doanh thương mại là gì?
Đây là một thuật ngữ mang ý nghĩa sâu rộng. Nếu bạn chưa gặp thuật ngữ này bao giờ thì việc định nghĩa nó quả thật là khó khăn. Vậy chúng ta cùng cắt nghĩa thuật ngữ này xem.
Thương mại là gì?
Thương mại có thể hiểu là một lĩnh vực kinh tế mà ở đó xuất hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa hai hay nhiều người trên thị trường, đẩy mạnh phát triển kinh tế của một quốc gia.
Kinh doanh thương mại là gì?
Nó bao hàm cả khái niệm của thương mại, là việc đầu tư tiền bạc, công sức của một cá nhân hoặc tổ chức vào việc mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Những người làm việc trong lĩnh vực này phải có các kỹ năng cơ bản về hoạt động bán hàng, quản trị thương mại, xuất nhập khẩu,…
Đặc điểm cơ bản của kinh doanh & thương mại
Đây có thể xem là một lĩnh vực, một ngành kinh tế có ảnh hưởng khá lớn trên thị trường kinh doanh. Vậy nó mang những đặc điểm như thế nào, có tác động như thế nào đến nền kinh tế? Cùng giải đáp ngay sau đây.
Có hoạt động mua bán hàng hóa đều cùng một chủ thể
Mỗi hoạt động kinh doanh thương mại đều luôn diễn ra hoạt động mua bán trên thị trường hàng hoá. Hoạt động mua và bán này diễn ra tuần hoàn và thường xuyên trên thị trường. Người trực tiếp thực hiện kinh doanh sẽ tiến hành tạo ra sản phẩm hàng hoá. Những sản phẩm này sẽ được đưa ra thị trường trong nước để mua bán, kinh doanh. Hoặc những người này có thể nhập khẩu hàng hóa về để bán với giá cao hơn chứ không phải dùng để tiêu dùng hay sản xuất.
Phải có vốn để kinh doanh
Nguồn vốn ở đây có thể hiểu là tiền hoặc tài sản, của cải có giá trị có thể quy đổi thành tiền sử dụng được trong kinh doanh. Tiền phải đạt được mức nhất định để có thể dùng trong kinh doanh thì mới được gọi là vốn.
Trên lĩnh vực kinh doanh thương mại, muốn buôn bán bất kỳ hàng hoá nào đều phải có nguồn vốn. Tuỳ theo loại mặt hàng bạn muốn kinh doanh mà đó có thể là một số vốn lớn hoặc nhỏ. Nếu bạn sử dụng nguồn vốn lớn để đầu tư thì sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn nguồn vốn ít, tuy nhiên nếu kinh doanh thất bại thì lỗ sẽ nhiều hơn.
Hiểu và bảo quản tốt hàng hoá
Để có thể kinh doanh thành công bất cứ một mặt hàng nào thì chúng ta phải tìm hiểu kĩ về mặt hàng đó. Cụ thể là tìm hiểu về xuất xứ, có được thị trường ưa chuộng hay không, ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng của sản phẩm đó.
Một số hàng hoá rất dễ bị hư hỏng, có thể do cách bảo quản không đúng hoặc là do ảnh hưởng của môi trường xung quanh như thời tiết hoặc côn trùng phá. Do vậy bạn phải biết bảo quản, quản lý tốt hàng hoá mới có thể kinh doanh được.
Kinh doanh phải sinh lời
Mỗi cá nhân, tổ chức muốn thực hiện kinh doanh một hay nhiều sản phẩm nào đó phải có một phương pháp kinh doanh hiệu quả để mà có thể bảo toàn được nguồn vốn và sinh lãi. Đây là điều tất yếu đối với bất kì hoạt động kinh doanh nào.
Việc sinh lời, mang lại lợi nhuận giúp cho cá nhân hoặc tổ chức của bạn có thể mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp cửa hàng của bạn phát triển tốt hơn, đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn.
Các loại hình kinh doanh thương mại thường gặp nhất
Có khá nhiều loại hình kinh doanh thương mại khác nhau, mỗi loại hình đều mang một đặc điểm riêng biệt và cách thức hoạt động khác nhau. Vậy đó là những loại hình nào, cùng khám phá ngay sau đây.
Kinh doanh chuyên môn hoá
Đây là một loại hình kinh doanh khá phổ biến, rất dễ gặp trên thị trường ngày nay. Kinh doanh chuyên môn hoá là việc cửa hàng chỉ chuyên kinh doanh một mặt hàng cụ thể hoặc một nhóm mặt hàng có liên quan với nhau về một số yếu tố như: nguyên liệu, chức năng, công dụng,… Một số có thể kể đến như: cửa hàng xăng dầu, cửa hàng chuyên bán hoa quả, cửa hàng thị,…
Tuy nhiên kinh doanh theo hướng này cũng mang một số ưu điểm, nhược điểm cũng như rủi ro nhất định. Điều này có thể giúp cho cửa hàng ngày càng phát triển hoặc cũng có thể gây một số khó khăn nhất định.
Ưu điểm
Do đây là kinh doanh chuyên môn hoá nên mức độ tập trung chuyên môn rất cao, đặc biệt là về chất lượng sản phẩm. Những sản phẩm này thường là các mặt hàng cần thiết trên thị trường nên về lâu dài, bạn có khả năng vươn lên thành độc quyền kinh doanh đối với mặt hàng đó.
Có thể dễ dàng thu hút được nguồn nhân sự có chuyên môn cao, nghiệp vụ tốt.
Có thể tập trung được mọi nguồn lực để đầu tư phát triển một mặt hàng hay nhóm hàng hoá đó, mở rộng quy mô kinh doanh, tạo cạnh tranh trên thị trường.
Nhược điểm
Kinh doanh thương mại có rủi ro cao do chỉ tập trung buôn bán một mặt hàng nhất định. Nếu thị trường biến động mạnh sẽ làm cho đơn vị cửa hàng cũng sẽ biến động theo mà không có một lĩnh vực nào khác có thể thay thế kịp thời. Ví dụ: giá xăng dầu giảm mạnh nên nhiều cửa hàng xăng dầu đóng cửa, nhiều người phải rất khó khăn mới có thể tìm được nơi đổ xăng được.
Trường hợp sản phẩm mà cửa hàng kinh doanh bị bão hòa trên thị trường, đơn vị muốn thay đổi, chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác rất khó, quá trình này diễn ra rất chậm.
Kinh doanh tổng hợp
Đây cũng có thể hiểu là một hoạt động kinh doanh mà ở đó chủ cơ sở kinh doanh buôn bán cùng lúc nhiều loại hàng hoá, sản phẩm với mục đích mang lại lợi nhuận cao. Ví dụ như các cửa hàng tạp hoá, bán hàng online,…
Loại hình kinh doanh thương mại này cũng mang nhiều ưu điểm, nhược điểm trái ngược với loại hình kinh doanh chuyên môn hoá. Một số ưu nhược điểm ta có thể kể ra như:
Ưu điểm
- Khắc phục được hạn chế của loại hình kinh doanh chuyên môn hoá.
- Hạn chế được nhiều rủi ro của sự biến động thị trường các ngành hàng, ít phụ thuộc hơn vào sự biến động thị trường hơn loại hình kinh doanh chuyên môn hoá.
- Nguồn vốn kinh doanh có thể được sử dụng linh hoạt.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn, khách hàng đa dạng.
Nhược điểm
- Các nguồn lực bị phân tán cho tất cả các ngành hàng và đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn để có thể đảm bảo phát triển được hết tất cả các lĩnh vực.
- Vì kinh doanh nhiều mặt hàng nên tính chuyên môn hoá thấp, khó có thể trở thành độc quyền trong thị trường.
Kinh doanh đa dạng hoá
Kinh doanh đa dạng hoá là loại hình đang được nhiều chủ thể kinh doanh hướng tới. Bởi đây là loại hình kinh doanh mới, đem lại lợi nhuận cao hơn mà rủi ro thấp hơn hai loại hình trên. Thực chất loại hình kinh doanh này là sự kết hợp của cả hai loại hình kinh doanh chuyên môn hoá và tổng hợp.
Đa dạng hoá đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu. Có nghĩa là vừa phải kinh doanh nhiều mặt hàng vừa phải tập trung phát triển, tăng chất lượng sản phẩm để có thể phát triển lâu dài trên thị trường.
Kết luận
Trên đây là tất cả những thông tin về kinh doanh thương mại, một lĩnh vực kinh tế được nhiều người quan tâm và hướng đến trên thị trường hiện nay. Một kế hoạch kinh doanh phù hợp sẽ quyết định khả năng thành công của bạn đó.