Đòn bẩy tài chính không còn quá xa lạ với các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính. Hiện nay, đòn bẩy tài được ứng dụng nhiều lĩnh vực đầu tư như chứng khoán, bất động sản,… Nếu bạn chưa biết đến đòn bẩy tài chính và cách tính chính xác nhất về đòn bẩy tài chính thì cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Đòn bẩy tài chính là gì?
Đòn bẩy tài chính hay còn gọi với tên tiếng anh là Financial Leverage – viết tắt là FL thể hiện mức độ sử dụng khoản vốn vay của doanh nghiệp làm tăng tỷ suất lợi nhuận trong doanh nghiệp đó.
Hệ số đòn bẩy là trong doanh nghiệp là một trong số những đòn bẩy kinh doanh thể hiện sự tương quan giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay. Nếu chỉ số thấp thì nhà đầu tư có thể tự chủ tài chính, ngược lại chỉ số cao thì nhà đầu tư chưa sử dụng hiệu quả ưu thế của doanh nghiệp này.
Ví dụ về đòn bẩy tài chính: Công ty A chi 6 triệu đô la để mua đất xây dựng một cơ sở sản xuất mới. Chi phí của khu đất này là 6 triệu đô la. Vì Công ty A không sử dụng tiền vay để mua đất nên không có đòn bẩy nào liên quan.
Trong ví dụ trên, nếu công ty sử dụng 3 triệu đô la tiền riêng của mình và 3 triệu đô la tiền mặt đi vay để mua bất động sản thì Công ty A đang sử dụng đòn bẩy tài chính. Nếu Công ty A vay toàn bộ số tiền 6 triệu đô la để mua tài sản, Công ty A được coi là có đòn bẩy cao.
Công thức tính đòn bẩy
Công thức được sử dụng để tính toán đòn bẩy tài chính là: Đòn bẩy = tỷ lệ nợ / vốn chủ sở hữu. Điều này có nghĩa là công ty có mức đòn bẩy càng cao thì tỷ lệ nợ tài chính càng cao. Các nhà đầu tư trong doanh nghiệp có thể dựa vào công thức tính đòn bẩy dưới đây để tính một cách chính xác nhất:
DFL = EBIT0EBIT0-I = Q (p – v) – FQ (p – v) – F-I
Từ công thức trên, sẽ cho ra những ký hiệu cơ bản để mọi người có thể vận dụng vào để tính toán đòn bẩy về tài chính thật chính xác. Và sau đây, chúng tôi sẽ nêu rõ ra ý nghĩa của từng ký hiệu. Cụ thể như:
- EBIT là lợi nhuận ngay trước thuế, lãi vay.
- EPS được gọi là lợi nhuận của vốn chủ sở hữu.
- I: Khoản lãi vay phải trả.
- F: Chi phí cố định <không gồm lãi vay>.
- v là chi phí biến đổi trên mỗi một đơn vị sản phẩm.
- p: Giá bán.
- Q: Số lượng sản phẩm.
Ví dụ minh họa: Doanh nghiệp Kim Chi kinh doanh thời trang giá rẻ với tổng số vốn có được là 100,000,000 VNĐ. Bao gồm 50,000,000 VNĐ đi vay ngân hàng với lãi suất 10%/năm. 50,000,000 VNĐ còn lại là vốn tự có của doanh nghiệp.
Theo như dự kiến trong năm 2022, doanh nghiệp có khả năng cao sẽ tiêu thụ được 10,000 sản phẩm. Giá bán trên thị trường của mỗi một sản phẩm trên là 20,000 VNĐ. Một sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp có chi phí biến đổi (v) là 14,000 VNĐ và doanh nghiệp có tổng chi phí kinh doanh cố định là 40,000,000 VNĐ. Bài toán được tóm tắt như sau, ta có:
- I = 50,000,000 x 10% = 5,000,000 VNĐ
- F = 4,000,000 VNĐ
- v = 14,000 VNĐ
- p = 20,000 VNĐ
- Q = 10,000 sản phẩm
Áp dụng công thức tính đòn bẩy tài chính (DFL) trên, ta có mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay sử dụng là: EBIT = 10,000 x (20,000 – 14,000) – 40,000,000 = 20,000,000 VNĐ.
Khi đó ta có thể rút ra được mức độ tác động của đòn bẩy là:DFL = 20,000,000 / (2,000,000 – 5,000,000) = 1,34.Như vậy ta có thể thấy trong khi doanh nghiệp Kim Chi tăng hoặc giảm 1% số lợi nhuận này thì dẫn tới tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu cũng sẽ tăng hoặc giảm 1,34%.
Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính là công cụ có thể đem đến cho các nhà đầu tư những lợi nhuận cao nhưng kèm theo đó cũng nhiều rủi ro nếu lạm dụng công cụ này quá nhiều. Tuy nhiên trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, bất động sản hiện nay, hầu hết các nhà đầu tư ( từ cá nhân đến các tổ chức ) đều sử dụng công cụ này.
Những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy về tài chính đa số là những người mạo hiểm, thích lướt sóng và khám phá thế giới bên ngoài. Các nhà đầu tư trong doanh nghiệp nên quan tâm đến những ý nghĩa sau của đòn bẩy để giúp doanh nghiệp mình phát triển hơn:
- Đòn bẩy về tài chính góp phần vào việc bù đắp cho các doanh nghiệp thiếu hụt vốn để duy trì sản xuất và hoạt động kinh doanh, đồng thời tăng tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai.
- Nó là một trong những công cụ thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp từ nguồn vốn của chủ sở hữu ban đầu.
- Còn là “lá chắn thuế” cho các doanh nghiệp, vì theo luật, các khoản vay và lãi vay phải trả được tính vào chi phí doanh nghiệp và được khấu trừ vào phần thu nhập chịu thuế trong khi quyết toán, vì vậy mà doanh nghiệp phải trả ít thuế hơn mà vẫn tăng lợi nhuận.
Đòn bẩy tài chính có ưu nhược điểm như thế nào?
Trước khi bắt đầu sử dụng đòn bẩy của tài chính, bạn cần phải nắm rõ ưu nhược điểm của công cụ đòn bẩy này. Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích chi tiết ưu nhược điểm bạn có thể tham khảo.
Ưu điểm
Đầu tiên có thể kế đến việc được ưa chuộng và sử dụng của đòn bẩy về tài chính bởi các công ty lớn nhỏ trên thị trường hiện nay. Đòn bẩy còn được coi là khoản vay không lãi suất giúp công ty có vị thế tốt hơn trên thị trường.
Sử dụng đòn bẩy tài chính còn có thể giúp cho các nhà giao dịch kiếm thêm lợi nhuận trong thời gian thị trường biến động thấp, một điều tưởng chừng như là khó khăn đối với các nhà giao dịch.
Không những thế mà việc sử dụng đòn bẩy của tài chính sẽ tốt cho các doanh nghiệp, công ty liên doanh mở rộng kinh doanh: Sử dụng đòn bẩy phù hợp đây là giải pháp cực kỳ hiệu quả để giải quyết thành công các mục tiêu tăng trưởng kinh doanh cụ thể, ngắn hạn, chẳng hạn như việc tham gia vào mua lại các công ty khác hoặc trả cổ tức một lần cho các cổ đông của công ty.
Nhược điểm
Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm vượt trội trên giúp các nhà đầu tưu lắm rõ được lợi thế doanh nghiệp thì bên cạnh đó công cụ này cũng còn tồn tại một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý như sau:
- Rủi ro khi sử dụng đòn bẩy có thể tăng cao và điều này là dĩ nhiên, càng kiếm được nhiều lợi nhuận thì cũng đồng nghĩa với việc tỉ lệ thua lỗ và rủi ro cao. Chính vì thế, bạn nên tìm hiểu kỹ càng trước khi sử dụng công cụ đòn bẩy này để hạn chế tối đa mức độ rủi ro cho doanh nghiệp.
- Làm tăng chi phí cho các công ty: Bằng việc sử dụng các khoản vay có đòn bẩy và các công cụ hỗ trợ nợ giống trái phiếu lợi suất cao để phát triển kinh doanh, doanh nghiệp phải trả lãi cho các nhà đầu tư và người cho vay.
Do đó, điều này dẫn đến chi phí cao hơn khiến công ty bị thiệt hại rủi ro tài chính cao hơn. Điều này đặc biệt đáng chú ý trong thời kỳ kinh tế khó khăn khi công ty không tạo ra đủ doanh thu để trang trải chi phí lãi vay cao.
Đòn bẩy trong chứng khoán
Đòn bẩy tài chính là công cụ mà các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán yêu thích và sử dụng thường xuyên. Một số loại chứng khoán nên đầu tư trong thị trường tài chính mà các nhà đầu tư nên quan tâm tới như:
- Cổ đông: Đây là hình thức cổ phiếu do các tập đoàn, tổng công ty và tổ chức phát hành. Nếu bạn đầu tư vào họ, thì bạn sẽ trở thành cổ đông. Nếu số lượng cổ phiếu mua càng lớn, các nhà đầu tư càng có nhiều quyền và trách nhiệm càng lớn.
- Cổ tức: Cổ tức là lợi nhuận thu được từ cổ phiếu mà các nhà đầu tư nắm giữ sau mỗi kỳ kế toán. Cổ tức được chia thành 2 loại: cổ tức cố định và cổ tức thông thường. Mỗi loại cổ tức có những đặc điểm riêng.Nếu cổ tức là hình thức thanh toán thông thường, nó sẽ được xác định bằng lợi nhuận còn lại khi tất cả các khoản thanh toán bắt buộc đã được thực hiện.
Và ngược lại thì cổ tức cố định là cổ tức dùng để chi trả cho các loại cổ phiếu ưu đãi và hoàn toàn độc lập với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Loại cổ tức này sẽ được xác định và thỏa thuận ngay sau khi giao dịch được ký kết.
- Trái phiếu: Trái phiếu không có quyền quyết định đến các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, cũng như không phụ thuộc vào lợi nhuận chưa phân phối. Một khi đã đầu tư vào trái phiếu thì sẽ có mức độ an toàn và thanh khoản cao hơn khi đầu tư vào cổ phiếu.
Lưu ý khi sử dụng đòn bẩy
Để tránh bị tác dụng ngược gây tổn hại đến tài sản của mình cũng như của doanh nghiệp thì trước khi sử dụng đòn bẩy tài chính các nhà đầu tư trong doanh nghiệp cần phải lưu ý một số điều sau đây để tránh gặp phải những sai lầm không đáng :
- Tính toán thật kỹ lưỡng và phải có định hướng tốt trong quá trình sử dụng công cụ này.
- Cần phải cân nhắc việc cẩn trọng trong khâu đánh giá tài sản mà bạn định sử dụng đòn bẩy để mua. Xây dựng ra được một chiến lược tài chính thấp hơn so với mục tiêu mà doanh nghiệp đã và đang hướng đến.
- Cần chọn ra được các đơn vị tài chính đáng tin cậy khi vay vốn để phòng ngừa rủi ro phá sản của doanh nghiệp.
- Tập trung chủ yếu vào dòng tiền luân chuyển trên thị trường để thu lợi nhuận cao hơn.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về công cụ đòn bẩy tài chính mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi đã phân tích trên, bạn đã có thể hiểu như thế nào là đòn bẩy tài chính và cách sử dụng công cụ này một cách thông minh nhất để đem lại lợi nhuận cao cho mình.