Công ty TNHH MTV là một loại hình kinh doanh được mọi người biết đến rộng rãi, trong đó, chủ sở hữu sẽ chịu trách nhiệm nắm giữ toàn bộ quyền hành liên quan tới sự sống còn của công ty. Điểm nổi bật của loại hình công ty này chính là có tính bảo mật cực kỳ cao, tuy nhiên nếu nó chẳng may gặp phải nguy cơ phá sản thì chủ sở hữu cũng đồng thời phải gánh vác tất cả hậu quả.
Tìm hiểu thông tin chi tiết về công ty TNHH MTV
Công ty TNHH MTV là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân nào đó đứng tên làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ đã tiến hành góp vào để đầu tư.
Khái quát vài đặc điểm cơ bản của loại hình công ty này
Cũng tương tự như các loại hình công ty khác, công ty TNHH MTV sở hữu những đặc điểm rất riêng biệt mà không thể lẫn đi đâu được. Nếu để kể hết tất cả thì sẽ dẫn đến mất thời gian, nên dưới đây chúng tôi xin phép chỉ liệt kê ra những đặc điểm cơ bản và dễ khiến mọi người nhận dạng nhất.
Đặc điểm về chủ sở hữu của công ty TNHH MTV
Công ty TNHH MTV do một cá nhân hoặc một tổ chức chịu trách nhiệm đứng ra làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty có thể bao gồm nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài, với điều kiện là phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về năng lực hành vi dân sự và năng lực hành vi kinh doanh.
Đặc điểm này cũng được xem là cơ sở pháp lý duy nhất để dễ dàng phân biệt với doanh nghiệp tư nhân khi chủ sở hữu là một cá nhân độc lập. Chủ sở hữu công ty được phép thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ đã ban hành.
Tư cách pháp nhân của của công ty TNHH một thành viên
Công ty chính thức có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty được thực hiện theo một trình tự và thủ tục vô cùng chặt chẽ. Kể từ thời điểm được cấp, công ty cần thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ với tư cách là một thương nhân theo đúng quy định của pháp luật.
Trách nhiệm quan trọng của chủ công ty TNHH MTV
Chủ sở hữu bắt buộc phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ. Đây chính là một điểm khác biệt rất lớn khi so sánh với chế độ trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Công ty TNHH MTV có sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty.
Nguyên tắc phân tách tài sản được áp dụng trong mọi mối quan hệ như: tài sản, nợ nần và trách nhiệm pháp lý của công ty trong suốt thời gian hoạt động. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình sang cho người khác. Và đồng thời nó phải tuân thủ theo các điều kiện nhất định đã được ban hành trước đấy.
Trong trường hợp chủ sở hữu chuyển nhượng một phần vốn điều lệ của công ty mình cho tổ chức hoặc cá nhân khác có thể làm thay đổi nghiêm trọng mô hình ban đầu của công ty. Lúc này, công ty phải tiến tới tổ chức hoạt động theo loại hình công ty TNHH MTV hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần và kèm theo đó là phải thực hiện đăng ký thay đổi nội dung với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Quyền hạn hợp pháp về phát hành cổ phiếu của công ty
Công ty không được phép phát hành cổ phiếu bởi nó là một trong những hành vi nhằm tạo lập vốn ban đầu cũng như trong quá trình vận hành của công ty. Công ty TNHH MTV không được phát hành cổ phiếu cho thấy sự gia nhập của người ngoài vào nội bộ công ty sẽ bị hạn chế hơn đáng kể so với công ty cổ phần.
Tuy nhiên, công ty TNHH một thành viên lại được quyền phát hành trái phiếu để huy động vốn đầu tư rót vào, khi đã đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật cũng như điều lệ và nhu cầu của công ty.
Chi tiết các bước để thành lập công ty TNHH MTV
Hiện nay, để củng cố cho nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ thì nhà nước luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm giúp những người mong muốn thành lập công ty, doanh nghiệp, dễ dàng hơn trong khâu chuẩn bị thủ tục hành chính gửi lên các cơ quan pháp lý. Chính vì vậy, các bạn chỉ cần nắm bắt rõ thông tin thủ tục cần thiết và thực hiện tuần tự theo các bước cơ bản sau đây là có thể hoàn thành.
Bước 1: Xác định thông tin cần thiết để thành lập công ty
Về tên công ty: Tên công ty nên mang một ý nghĩa đặc biệt nào đó, vì thế trước khi đặt thì các bạn nên tham khảo tên của các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trên cơ sở dữ liệu tại cổng thông tin quốc gia. Không được đặt tên công ty theo các quy định mà nhà nước cấm trong việc đặt tên cho doanh nghiệp.
Về trụ sở của công ty: Trụ sở công ty phải có địa chỉ rõ ràng trên bản đồ lãnh thổ Việt Nam. Nó được xác định cụ thể bằng số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố, đường hoặc thôn, ấp, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã, thành phố, tỉnh,….. Trụ sở của công ty TNHH MTV có thể in rõ số điện thoại, số fax và thư điện tử trên biển quảng cáo.
Về nguồn vốn điều lệ: Vốn điều lệ phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của từng công ty. Một số lĩnh vực kinh doanh yêu cầu công ty phải có đủ số vốn pháp định, còn một số khác lại yêu cầu phải ký quỹ ngân hàng. Vì vậy, vốn điều lệ của công ty ngay tại thời điểm thành lập phải ở mức lớn hơn vốn pháp định cũng như mức ký quỹ.
Về ngành nghề kinh doanh: Doanh nghiệp được phép tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm cản. Một số ngành nghề bắt buộc phải đáp ứng một số điều kiện nhất định mới được phép mở cửa kinh doanh, chẳng hạn như: điều kiện về vốn, điều kiện về lực lượng nhân sự, cơ sở vật chất, giấy phép kinh doanh,…
Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký cho công ty TNHH MTV
Sau khi đã hoàn thành bước xác định thông tin thì các bạn tiếp tục tiến đến khâu soạn thảo hồ sơ. Khi soạn thảo, các bạn hãy nhớ liệt kê đầy đủ trước ra giấy rồi kiểm tra lại vài lần để tránh bị thiếu sót, khiến quá trình đăng ký gặp nhiều rắc rối không đáng có, và trong đó phải bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH MTV.
- Bản sao hợp lệ của các giấy tờ chứng thực cá nhân mà người đại diện được ủy quyền đối với công ty.
- Đối với công dân Việt Nam: Xuất trình thẻ căn cước công dân, chứng minh thư hoặc hộ chiếu Việt Nam mà vẫn còn hiệu lực.
- Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu của người nước ngoài hoặc các giấy tờ có thể thay thế mà vẫn còn hiệu lực.
Bước 3: Nộp hồ sơ đến các cơ quan có thẩm quyền
Chủ công ty cần nhanh chóng tiến hành nộp hồ sơ bản mềm trên nền tảng trang web cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền đều đồng thời có thể thực hiện công việc này. Sau khi nhận được phản hồi thông báo rằng thủ tục đã hợp lệ thì chủ công ty hoặc người được ủy quyền mới tiến hành giao nộp bản cứng.
Hãy đem nộp trực tiếp đến địa điểm Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư. Chuyên viên ở đây sẽ kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng tính hợp lệ của hồ sơ, rồi trao giấy biên nhận. Theo đúng ngày hẹn trên Giấy biên nhận, người nộp hồ sơ cần đến để nhận giấy chứng nhận hoàn thành đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Công bố toàn bộ dữ liệu về công ty TNHH MTV
Sau khi đã nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty TNHH 1 thành viên phải đăng tải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia. Nội dung công bố bao gồm các dữ liệu trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành nghề kinh doanh chính thức của công ty.
Bước 5: Tiến hành khắc mẫu con dấu và đăng tải
Sau khi đã thành công sở hữu giấy chứng nhận đăng ký Doanh Nghiệp, Công ty TNHH MTV cần khẩn trương tiến hành thủ tục khắc con dấu và đăng tải mẫu dấu đó lên cổng thông tin quốc gia. Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng cũng như nội dung con dấu của mình. Đặc biệt là nó phải thể hiện đầy đủ và rõ ràng tên cùng với mã số doanh nghiệp.
Lợi ích khi chọn thành lập công ty TNHH MTV
Một vấn đề được xem là nhạy cảm nhất hiện nay đối với hầu hết các công ty, chính là số thuế phải giao nộp đầy đủ hàng tháng cho nhà nước. Không ít chủ sở hữu đã cảm thấy đau đầu vì phải gánh trên vai một số tiền thuế khổng lồ mà công ty có nghĩa vụ phải đóng. Nhưng với mô hình công ty TNHH thì mức thuế thu nhập lại cực kỳ ưu đãi, chỉ cần đóng có 20% thôi. Và đây được đánh giá là mức thuế thấp nhất trong mọi loại hình doanh nghiệp.
Những điều kiện làm bạn chọn loại hình công ty TNHH
Tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào bộ máy vận hành doanh nghiệp phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc phạm vi các đối tượng bị nhà nước cấm thành lập hoặc tham gia doanh nghiệp. Vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu là phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề cũng như quy mô mà doanh nghiệp lựa chọn để kinh doanh.
Kết luận
Công ty TNHH MTV sở hữu những thế mạnh và nhược điểm riêng, tuy nhiên người lãnh đạo thực thụ tài ba sẽ luôn ở trong cái khó mà ló ra cái khôn, giúp công ty gặt hái được thành quả theo đúng kế hoạch đã đề ra.