Lập kế hoạch kinh doanh để đảm bảo tình trạng sản xuất kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp đều phải có kế hoạch, định hướng để phát triển cụ thể những bước cần thực hiện. Vậy để hiểu rõ nhất kế hoạch kinh doanh là gì và khi nào doanh nghiệp cần lập phương án kinh doanh?
Lập kế hoạch kinh doanh là gì?
Kế hoạch kinh doanh hay còn gọi là Business Plan, là những nội dung, là một dạng tài liệu phác thảo chi tiết, rõ ràng quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định. Bản kế hoạch này bao gồm những định hướng, mục tiêu hay kế hoạch bán hàng, kế hoạch marketing…
Kế hoạch kinh doanh chính do chủ doanh nghiệp hoặc là các vị trí giám đốc điều hành, giám đốc Marketing, những người có vị trí liên quan lập nên. Nội dung của bản kế hoạch càng chi tiết và cụ thể thì khả năng hiện thực hóa sẽ ngày càng cao.
Lập kế hoạch kinh doanh là tài liệu mô tả một doanh nghiệp, sản phẩm hoặc là dịch vụ của doanh nghiệp đó, cách doanh nghiệp kiếm tiền, cách đội ngũ lãnh đạo và nhân viên hoạt động, chi tiêu tài chính và nhiều chi tiết khác cần cho sự thành công của doanh nghiệp.
Có nhiều loại kế hoạch khác nhau, tuy nhiên nội dung vẫn sẽ tập trung vào 1 mục tiêu duy nhất đó là đưa ra định hướng, đường đi, nước bước cho các hoạt động trong tương lai của công ty.
Lý do cần phải xác lập kế hoạch kinh doanh
Để tồn tại và phát triển dài lâu, tìm ra định hướng kinh doanh cho doanh nghiệp thì bạn phải có một kế hoạch kinh doanh cụ thể. Kế hoạch này giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được tình hình thực tế và đưa ra những nhiệm vụ, định hướng trong tương lai.
Kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu và chiến lược, thị trường, khách hàng cũng như là đối thủ cạnh tranh, nội lực tồn tại của doanh nghiệp, đưa ra hướng kinh doanh và cách thức thực hiện.
Kế hoạch là điểm mấu chốt, trọng tâm của hoạch định kinh doanh, lập ra kế hoạch giúp doanh nghiệp có tầm nhìn tốt cho việc kinh doanh trong tương lai. Nếu như không có kế hoạch kinh doanh thì việc điều chỉnh công việc sẽ gây nhiều khó khăn trong việc phục hồi công việc. .
Yếu tố cần có khi bắt tay vào lập kế hoạch kinh doanh
Phương án kinh doanh lập ra chủ yếu phục vụ mục đích phát triển và duy trì hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Yếu tố nhất thiết cần có khi bắt đầu kế hoạch kinh doanh bao gồm:
- Phải tính trước mục tiêu và kết quả của công việc kinh doanh
- Đánh giá tình hình và kiểm tra lại thực trạng của công ty, của doanh nghiệp mình, tạo dựng lòng tin, hiểu văn hóa công ty và thực hiện cuộc đeo bám quyết liệt nhằm hoàn thành sớm tiến độ.
- Đối chiếu với bản kế hoạch của một tháng. Khi phân tích kết quả cần điều chỉnh và nâng cao hơn cho lần kế tiếp để khả năng nắm bắt tình hình thực tế được tốt hơn.
- Khi xây dựng kế hoạch, câu văn cần ngắn gọn, và không sử dụng ngôn ngữ lạ, từ ngữ địa phương, không được cường điệu hóa vấn đề và loại ra những câu, những đoạn trùng lặp.
- Tránh dự tính lợi nhuận quá cao, hoặc các kế hoạch tài chính kèm theo không thực sự hoàn chỉnh hay những kế hoạch mà ở đó mục tiêu không cụ thể. Ví dụ như kế hoạch đánh giá sai tiềm năng của thị trường, đề ra các viễn cảnh quá lớn khi chưa nắm rõ cơ chế phân phối và năng lực thực tiễn của đơn vị.
- Chú trọng đặc biệt vào phần tóm tắt dự án là phần quan trọng nhất của một bản kế hoạch kinh doanh.
07 bước tiến hành lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả
Để có bản kế hoạch kinh doanh chi tiết và đầy đủ, bạn có thể tham khảo 7 bước lập kế hoạch dưới đây để đạt được hiệu quả cao nhất:
Xác định thật chính xác mục tiêu dài hạn cho doanh nghiệp
Tùy từng giai đoạn lập kế hoạch kinh doanh sản phẩm và chiến lược của doanh nghiệp để xác lập những mục khác nhau. Ví dụ, với bản kế hoạch kinh doanh sản phẩm mới, mục tiêu có thể sẽ là tiếp cận tới nhiều khách hàng, gia tăng độ phủ sóng. Còn với bản kế hoạch kinh doanh về thương mại điện tử, doanh nghiệp thường đặt ra mục tiêu là tăng doanh số, chuyển đổi khách hàng thành công.
Tuy nhiên, dù ở bất kỳ mục tiêu nào thì nhà quản lý cần phải chú ý cụ thể hóa chúng bằng số liệu và cần cân nhắc về tình hình doanh nghiệp, tình hình thị trường hiện tại để tránh bị viển vông.
Lập kế hoạch kinh doanh theo nguồn lực khả năng hiện có
Để kế hoạch lập ra được chính xác, doanh nghiệp cần phải xác định các nguồn lực như con người, công nghệ hay mạng lưới quan hệ và đặc biệt phải là tài chính.
Nguồn lực càng lớn, doanh nghiệp càng có nhiều điều kiện xây dựng kế hoạch lớn với những bước đi mạo hiểm. Tuy nhiên, với doanh nghiệp có một nguồn lực nhỏ thì cần suy xét kỹ lưỡng và có cho mình được những hướng đi an toàn.
Nghiên cứu và phân tích chắc chắn thị trường tiềm năng
Khi bước vào nghiên cứu và phân tích thị trường, bạn cần phải đánh giá được: đối thủ cạnh tranh, môi trường kinh doanh và nguồn khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp cần tìm hiểu sâu về đối thủ trực tiếp của mình, theo dõi nhất cử nhất động các động thái kinh doanh của họ.
Thậm chí, bạn cần học hỏi thêm một vài phương án mà bạn cho rằng chúng hay và cần tránh mắc phải những sai lầm giống đối thủ. Ngoài ra, doanh nghiệp nên nắm bắt những thay đổi trong thị trường như xu hướng công nghệ, các sản phẩm mới, sự thay đổi về chính sách, kênh phân phối,… của ngành.
Nghiên cứu tình hình, phân khúc khách hàng tiềm năng
Khách hàng là trung tâm của mọi bản kế hoạch kinh doanh. Công ty cần tìm hiểu, đi sâu về thói quen mua sắm, nhu cầu của họ và đặc điểm chung của nhóm khách hàng tiềm năng doanh nghiệp hướng tới. Từ đó, lập nên chân dung đối tượng nhắm đến. và phân loại ra nhóm khách hàng để đưa ra từng phương án tiếp cận phù hợp.
Lập kế hoạch kinh doanh có phương pháp và công việc cụ thể
Sau khi hoàn thành phân tích thị trường và khách hàng, cũng như là xác định rõ nguồn lực, mục tiêu cho doanh nghiệp, bước tiếp theo bạn cần bắt đầu xây dựng các phương pháp, cách thức để hiện thực hóa công việc một cách cụ thể.
Các đầu mục của công việc càng rõ ràng bao nhiêu thì doanh nghiệp càng giảm thiểu được khả năng rủi ro và đạt tới mục tiêu đặt ra ban đầu. Hơn nữa, các nhà quản lý cần phải phân chia và giao công việc cho từng bộ phận, đặt ra KPI hoặc các thang đo lường nhằm theo sát và đánh giá được hiệu quả làm việc.
Thực hiện kế hoạch
Đây là giai đoạn công ty bắt tay vào thực hiện kế hoạch của mình, kiểm tra mức độ phù hợp và hiệu quả chúng đem lại. Nhà quản lý cần phải kiểm soát chặt chẽ, sát sao tiến độ công việc, nhằm có được phương án giải quyết kịp thời, nhanh chóng khi có bất cứ vấn đề gì xảy ra.
Bạn nên sử dụng những phần mềm quản lý nhằm thuận tiện hơn cho việc thống kê, kiểm tra khối lượng lớn công việc. Với những phần mềm này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể dễ dàng kiểm soát được hoạt động từ bán hàng cho tới dự án quan hệ khách hàng hay là nhân sự của mình.
Đánh giá và điều chỉnh sau khi lập kế hoạch kinh doanh
Sau khi thực hiện xong các dự án, doanh nghiệp sẽ có được những đánh giá về kết quả của bản kế hoạch kinh doanh dựa trên thang đo và mục tiêu lúc đầu. Nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra, bạn nên phân tích để có thể tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra phương pháp giải quyết.
Bí quyết loại bỏ thất bại cho bản kế hoạch kinh doanh
Sau đây là những lưu ý khi bạn lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp cần phải nắm rõ:
Nghiên cứu càng nhiều càng tốt
Bạn cần phải nghiên cứu và phân tích sản phẩm, thị trường mục tiêu mình hướng tới. Dành ra nhiều thời gian cho công đoạn này sẽ giúp ích cho quá thành công được hiệu quả hơn.
Bạn tiến hành nghiên cứu, đánh giá và suy nghĩ trước khi thực sự viết kế hoạch kinh doanh. Bởi bạn đang có ý định khởi nghiệp, cho nên bạn cần phải có nền móng, kiến thức vững chắc về loại ngành mà bản thân định kinh doanh.
Tạo hồ sơ công ty khi lập kế hoạch kinh doanh
Hồ sơ công ty có nhiều thứ như lịch sử, sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp, thị trường và thành phần đối tượng mục tiêu, tài chính, hơn nữa là tính độc đáo của doanh nghiệp bạn. Những thông tin này nhằm sử dụng để thu hút khách hàng tới với trang web của công ty bạn.
Hồ sơ công ty có thể được sử dụng trong kế hoạch kinh doanh, nhằm để mô tả công ty, đó là một phần tối vô cùng quan trọng trong bản kế hoạch.
Trình bày kế hoạch ngắn gọn, rõ ràng, đúng trọng tâm
Xu hướng khi lập kế hoạch kinh doanh hiện nay là ngắn gọn, mang tính thời sự. Bạn có thể thêm vài chi tiết về nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm vào kế hoạch kinh doanh của mình.
Không cần phải thêm các chi tiết phức tạp, chỉ cần thêm nội dung chính và ý tưởng của bạn vào trong bản kế hoạch.
Ngôn từ dễ hiểu
Ví dụ, doanh nghiệp bạn đang phát triển phần công nghệ, nhưng những nhà đầu tư lại không hiểu rõ về từ ngữ chuyên ngành thì trong kế hoạch bạn nên cần tránh các thuật ngữ chuyên ngành, hạn chế các từ ngữ viết tắt.
Bạn cũng có thể giải thích sản phẩm của mình và các thuật ngữ kỹ thuật đó ở cuối mục lục để người đọc dễ nắm, dễ hiểu.
Thiết lập mục tiêu
Xác định được mục tiêu kinh doanh rõ ràng, nhắm tới đối tượng nào và đồng thời đặt ra các mục tiêu qua các cột mốc, sau đó lên các kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu đó.
Không nên quá lo lắng khi thực hiện lập kế hoạch kinh doanh
Theo một số thống kê, phần lớn chủ doanh nghiệp hay doanh nhân không phải chuyên gia kinh doanh, họ sẽ phải tự tìm kiếm công cụ để có thể phát triển và đem lại hiệu quả. Xây dựng ra một bản kế hoạch sẽ không hề khó như bạn nghĩ. Và trên đó chúng tôi đã giúp bạn xác lập và định hướng các bước nhằm lập ra được kế hoạch kinh doanh cho mình.
Kết luận
Lập kế hoạch kinh doanh đóng một vai trò quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, quyết định sự thành công, thất bại của công ty trong tương lai. Mong rằng là với bài viết này, chúng tôi đã cung cấp được cho bạn nhiều thông tin hữu ích.