Kinh tế quốc tế – một chuyên ngành mới nhưng nhận được rất nhiều sự quan tâm và đầu tư hiện nay. Nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao đối với ngành này là rất cần thiết. Do đó cơ hội việc làm của sinh viên cũng rất rộng mở. Sau đây là những thông tin chi tiết về ngành này dành cho bạn tâm khảo!
Đôi nét về ngành Kinh tế quốc tế
Kinh tế quốc tế có tên tiếng Anh là International Economics, là một bộ môn khoa học và một chuyên ngành của kinh tế học nghiên cứu sự phụ thuộc và tác động lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Đây là một lĩnh vực rất năng động và mang tính toàn cầu, cung cấp những kiến thức về quản trị kinh doanh, chiến thuật và chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia.
Đây là ngành đào tạo sinh viên những kiến thức về các vấn đề tổng quan và chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, các chính sách đối ngoại, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài, những vấn đề hội nhập quốc tế, những đặc điểm phát triển kinh tế thế giới và đầu tư quốc tế tại Việt Nam.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có nền tảng kiến thức vững chắc để phân tích và xây dựng chính sách thương mại và hội nhập nền kinh tế thế giới, kinh doanh xuất nhập khẩu, luật thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, sinh viên có thể tự thực hiện các nghiệp vụ lập và tổ chức các kế hoạch xuất khẩu và nhập khẩu, quản lý và điều hành các công việc về hợp đồng xuất nhập khẩu.
Cơ hội thăng tiến, mức lương của ngành Kinh tế quốc tế
Cơ hội thăng tiến của bạn sẽ rất rộng mở khi làm việc trong ngành này. Đối với tất cả các ngành nghề có nhiều chỉ tiêu để quyết định mức lương. Và mức lương của ngành kinh tế quốc tế theo kinh nghiệm và vị trí trong ngành cũng sẽ có những sự khác biệt.
Với sinh viên mới ra trường
Đối với sinh viên vừa tốt nghiệp và ra trường ứng tuyển vào vị trí thực tập hoặc nhân viên mới sẽ có mức lương dao động từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng mỗi tháng.
Với người có kinh nghiệm
Trường hợp bạn có kinh nghiệm làm việc từ 2 đến 3 năm thì mức lương sẽ có sự thay đổi. Nếu bạn có kinh nghiệm và vị trí làm việc thì mức lương sẽ dao động từ 25 đến 30 triệu đồng một tháng. Nếu bạn ứng tuyển vào các công ty hoặc tập đoàn đa quốc gia thì mức lương có thể từ 30 đến 50 triệu hoặc cao hơn.
Với vị trí Marketing quốc tế
Các công việc mà nhân viên tại vị trí này làm việc đó là xây dựng kế hoạch và chiến lược Marketing, quảng bá sản phẩm và đưa thương hiệu ra thị trường quốc tế, đánh giá mức độ hiệu quả và chi phí của toàn bộ hoạt động.
Đối với vị trí này, thực tập sinh và nhân viên mới sẽ có mức lương dao động từ 7 đến 12 triệu một tháng. Nếu có thâm niên và kinh nghiệm trên 2 năm mức lương có thể cao hơn từ 15 đến 20 triệu đồng một tháng.
Vị trí chuỗi cung ứng
Với thực tập sinh hoặc nhân viên mới trong ngành kinh tế quốc tế sẽ có mức lương dao động từ 7 đến 12 triệu đồng một tháng. Đối với vị trí chuyên viên hoặc quản lý cho kinh nghiệm lâu năm sẽ có mức lương từ 15 đến 25 triệu đồng một tháng.
Với vị trí nhân viên tài chính
Nhiệm vụ của nhân viên tài chính là theo dõi các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, phân tích số liệu kinh tế dựa trên số liệu thống kê, đánh giá và vận hành các mô hình theo dõi tài chính của doanh nghiệp.
Nếu nhân viên có kinh nghiệm làm việc dưới 2 năm, mức lương sẽ dao động từ 8 đến 10 triệu đồng một tháng. Với chuyên viên có vị trí là quản lý hoặc có kinh nghiệm cao hơn thì có thể nhận được mức lương từ 15 đến 20 triệu đồng một tháng.
Vị trí xúc tiến thương mại
Mức lương của nhân viên xúc tiến thương mại trong ngành kinh tế quốc tế là khá cao. Ở vị trí thực tập hoặc kinh nghiệm dưới 1 năm, mức lương sẽ từ 8 đến 10 triệu đồng. Nếu kinh nghiệm trên 1 năm mức lương sẽ dao động từ 10 đến 15 triệu đồng. Với vị trí quản lý hoặc kinh nghiệm từ 2 năm trở lên mức lương đạt được từ 15 đến 30 triệu một tháng.
Vị trí nhân viên hàng hải, hàng không
Mức lương của nhân viên hàng hải, hàng không nhận được tuỳ theo vai trò và kinh nghiệm làm việc. Đối với nhân viên mới mức lương dao động từ 12 đến 15 triệu đồng. Với vị trí quản lý và kinh nghiệm làm việc trên 2 năm mức lương nhận được có thể từ 20 đến 25 triệu đồng.
Với vị trí tư vấn đầu tư
So với những vị trí khác, vị trí nhân viên tư vấn đầu tư sẽ có mức lương cao hơn. Với nhân viên có kinh nghiệm làm việc dưới 1 năm mức lương sẽ từ 12 đến 15 triệu đồng. Đối với vị trí quản lý và có thâm niên trên 2 năm sẽ có mức lương dao động từ 20 đến 30 triệu một tháng.
Nên học ngành Kinh tế quốc tế tại đâu
Các trường đại học hàng đầu Việt Nam đều đã giảng dạy về chuyên ngành này. Nếu bạn đang phân vân không biết nên học ở đâu thì dưới đây sẽ là những trường đào tạo tốt nhất dành cho các bạn!
Đại học Kinh tế quốc dân
Đây là một trường được đánh giá rất cao trong chương trình đào tạo trong lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh việc học tập và bổ sung các kiến thức chuyên ngành kinh tế quốc tế, sinh viên còn có cơ hội học hỏi thêm các kỹ năng giao tiếp, đàm phán. Cùng với chất lượng đào tạo và môi trường học tập thân thiện thì đây là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn!
Đại học Ngoại thương
Đại học Ngoại thương cũng là một trong những trường chuyên đào tạo các ngành về kinh tế và thương mại. Với kinh nghiệm đào tạo chuyên sâu, cơ sở vật chất hiện đại và môi trường học tập thân thiện. Đây là sẽ là lựa chọn tốt nhất để các bạn có thể học tập và trải nghiệm.
Đại học Kinh tế TPHCM
Trường đại học Kinh tế TPHCM là một trong những trường đại học hàng đầu chuyên đào tạo các ngành kinh tế tại TPHCM. Với chất lượng giảng dạy rất tốt, cơ sở vật chất hiện đại và môi trường học tập năng động. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được cung cấp các kỹ năng giao tiếp, đàm phán và ngoại ngữ. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp bạn sẽ có cơ hội thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp uy tín.
Đại học Kinh tế Luật
Đại học Kinh tế Luật luôn chú trọng ngành Kinh tế quốc tế là ngành học hàng đầu. Trường đào tạo ngành này rất tốt với những kiến thức chuyên sâu. Sinh viên sẽ được tạo điều kiện học tập tốt nhất và thực tập tại những công ty và doanh nghiệp uy tín.
Đại học Thương mại
Khi nhắc đến đại học Thương mại, không ai không nghĩ đến chuyên ngành Kinh tế quốc tế. Đây là trường đại học top đầu trong việc đào tạo các lĩnh vực kinh tế. Ngoài các kiến thức được cung cấp, trường còn tổ chức nhiều hoạt động hướng nghiệp để tạo điều kiện cho các bạn sinh viên có định hướng và giao lưu với nhiều tổ chức và doanh nghiệp.
Học viện Ngân hàng
Học viện luôn chú trọng các ngành kinh tế bên cạnh các ngành tài chính ngân hàng. Học viện luôn đổi mới giảng dạy trong những năm qua để đem lại hiệu quả cao cho sinh viên. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được trang bị những kỹ năng cần thiết cho công việc sau này.
Bạn sẽ được học gì trong ngành KTQT?
Hiện nay các trường đại học chuyên đào tạo các ngành kinh tế tại Việt Nam đều có ngành học này. Cũng như các chuyên ngành kinh tế khác, sinh viên sẽ được học những kiến thức cơ bản như quản trị kinh doanh, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, những kiến thức về ngành kinh tế quốc tế mà một sinh viên được đào tạo bao gồm:
- Các nguyên tắc về quản trị đa văn hoá và tài chính.
- Các hoạt động xuất nhập khẩu và Logistic.
- Phân tích chiến và hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế.
- Đầu tư và phát triển kinh tế.
- Bảo hiểm ngoại thương.
- Tìm hiểu về luật kinh doanh quốc tế.
- Marketing quốc tế.
- Những hoạt động thanh toán quốc tế và thương mại điện tử.
Ngoài những kiến thức chuyên ngành kinh tế quốc tế, sinh viên còn được đào tạo và trau dồi thêm những kỹ năng mềm để có thể thực tập và làm việc tốt sau này như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng tin học,…đặc biệt là kỹ năng tiếng Anh.
Các công việc dành cho sinh viên Kinh tế quốc tế là gì?
Được sự đào tạo chuyên sâu từ các giảng viên có kinh nghiệm tại các trường đại học. Sinh viên chuyên ngành Kinh tế quốc tế sau khi tốt nghiệp và ra trường sẽ có khả năng làm việc ở các vị trí như:
- Chuyên viên xuất nhập khẩu tại các công ty đa quốc gia, công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty kinh doanh ngoại tệ, các ngân hàng trong nước và quốc tế.
- Chuyên viên tổng hợp, báo cáo, phân tích các dữ liệu xuất nhập khẩu. Thực hiện những dự án điều tra, giám sát và tổng hợp dữ liệu để làm cơ sở quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất,…
- Chuyên viên phụ trách dự án, phụ trách nhãn hàng hoặc các dự án trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Làm việc tại các văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các chi nhánh hoặc đại diện của các doanh nghiệp công ty Việt Nam tại nước ngoài, hay trong khu công nghiệp, khu chế xuất, các văn phòng của Bộ/Sở,…
- Chuyên gia nghiên cứu và phát triển thị trường, chuyên gia Marketing,… làm việc độc lập.
- Giảng viên, nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng hoặc tự thành lập doanh nghiệp.
Kết luận
Bài viết trên đây là tổng hợp thông tin về ngành Kinh tế quốc tế mà chúng tôi tổng hợp được dành cho các bạn, đặc biệt là những bạn có ý định lựa chọn ngành nghề này. Hy vọng qua bài biết sẽ giúp các bạn hiểu thêm về chuyên ngành cũng như lựa chọn cho mình một môi trường học tập tốt nhất. Chúc các bạn thành công!