Trang thông tin kiến thức khởi nghiệp hữu ích thiết thực
  • Bí quyết khởi nghiệp
  • Kiến thức khởi nghiệp
  • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Ý tưởng kinh doanh
  • Blog
No Result
View All Result
  • Bí quyết khởi nghiệp
  • Kiến thức khởi nghiệp
  • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Ý tưởng kinh doanh
  • Blog
No Result
View All Result
Trang thông tin kiến thức khởi nghiệp hữu ích thiết thực
No Result
View All Result
Home Blog

Vốn Lưu Động Ròng Là Gì? Cách Tính Như Thế Nào?

admin by admin
20 Tháng 12, 2022
in Blog
0
Công thức tính nhu cầu vốn lưu động của một doanh nghiệp

Công thức tính nhu cầu vốn lưu động của một doanh nghiệp

0
SHARES
152
VIEWS

Vốn lưu động ròng là một thuật ngữ trong ngành kế toán hay tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu về vốn lưu động ròng rõ hơn, hãy cùng nhau xem qua nhé!

1. Vốn lưu động ròng là gì?

Là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên đối với giá trị tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn. Nguồn vốn thường xuyên là nguồn vốn của chủ sở hữu hoặc nợ dài hạn khác mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong một thời gian lâu hơn một năm.

Tài sản cố định là tài sản được xem như là một tư liệu lao động chuyên dùng trong sản xuất có giá trị lớn và tham gia vào các chu kỳ sản xuất của công ty và đem lại lợi nhuận cho công ty.

Tài sản đầu tư dài hạn là tài sản không được sử dụng vào kinh doanh sản xuất của công ty nhưng vẫn đem lại lợi nhuận cho công ty. Là tài sản mà công ty sẽ bỏ vốn ra hiện tại và đem lại lợi ích về lâu dài.

Vốn lưu động ròng là gì?
Vốn lưu động ròng là gì?

2. Cách tính vốn lưu động ròng:

Dựa theo định nghĩa, ta có thể suy ra công thức tính như sau:

VLDR = NVTX – (TSCD + TSDH)

Trong đó:

  • VLDR: Vốn lưu động ròng
  • NVTX: Nguồn vốn thường xuyên
  • TSCD: Tài sản cố định
  • TSDH: Tài sản dài hạn

Sẽ có 3 trường hợp xảy ra như sau:

a. Vốn lưu động ròng < 0:

Trong trường hợp vốn lưu động ròng <0, có nghĩa là nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp không đủ để tài trợ cho tài sản cố định và tài sản dài hạn. Trường hợp này khá là nguy hiểm vì khi hết nguồn vốn thường xuyên thì bắt buộc doanh nghiệp phải tìm ra nguồn vốn thay thế. Khi doanh nghiệp có vốn lưu động ròng <0 thì doanh nghiệp thường phải chịu áp lực để xoay vòng các khoản vay ngắn hạn và cách để tìm ra nguồn vốn thay thế.

Cách tính vốn lưu động ròng
Cách tính vốn lưu động ròng

b. Vốn lưu động ròng > 0:

Trong trường hợp này, nguồn vốn thường xuyên không chỉ đủ để tài trợ cho tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn mà còn có thể dùng để phát triển thêm và tài trợ cho tài sản lưu động của doanh nghiệp. Ở trường hợp này thì cân bằng tài chính của doanh nghiệp khá ổn định và an toàn. Điều này cũng một phần cho thấy doanh nghiệp đang phát triển khá tốt.

c. Vốn lưu động ròng = 0:

Trường hợp này có nghĩa là nguồn vốn thường xuyên vừa đủ để tài trợ cho khoản tài sản cố định và tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Trường hợp này nhìn thì có vẻ an toàn hơn trường hợp một. Nhưng doanh nghiệp sẽ chỉ ở mức ổn định mà ít có thể phát triển được. Và cũng có thể có nguy cơ mất tính bền vững của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, còn được tính bằng khoản chênh lệch giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với nợ ngắn hạn theo công thức như sau:

VLDR = TSLD & DTDH – NNH

Trong đó:

  • TSLD: Tài sản lưu động
  • DTDH: Đầu tư dài hạn
  • NNH: Nợ ngắn hạn

Chỉ số này thể hiện cách sử dụng vốn, tính linh hoạt và khả năng thanh toán của một doanh nghiệp.

Tham khảo thêm:

  • Hợp đồng kinh tế và những vấn đề xoay quanh ký kết hợp đồng
  • Đầu tư là gì? Tạo ra lợi nhuận cùng nhiều rủi ro tiềm tàng

3. Công thức tính nhu cầu vốn lưu động của một doanh nghiệp:

Nhu cầu vốn lưu động ròng là chỉ số phản ánh lên nhu cầu tài trợ ngắn hạn của mỗi doanh nghiệp. Nhu cầu này sẽ biến thiên theo doanh thu, tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho, tốc độ thu hồi nợ phải thu của doanh nghiệp. Cũng như thời gian thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khác trừ nợ vay.

Công thức tính nhu cầu vốn lưu động của một doanh nghiệp
Công thức tính nhu cầu vốn lưu động của một doanh nghiệp

Có thể tính bằng công thức sau:

Nhu cầu VLDR = Hàng tồn kho + nợ phải thu – nợ ngắn hạn (trừ nợ vay)

Theo như khái niệm và cách tính giá trị thì nhu cầu vốn lưu động ròng liên quan đến các hoạt động sản xuất có tính tuần hoàn của doanh nghiệp như: quá trình cung ứng, quá trình sản xuất và tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất hoặc quá trình thu mua, dự trữ và bán hàng thuộc các doanh nghiệp thương mại.

Tham khảo thêm:

  • [Bật mí] Cách sử dụng vốn lưu động hiệu quả
  • Vai trò của vốn lưu động đối với doanh nghiệp

Bài viết trên vừa chia sẻ một vài thông tin cơ bản về vốn lưu động ròng. Mong rằng với những chia sẻ trên, các bạn có thể hiểu hơn về thuật ngữ này. Để từ đó đề ra được nhiều phương thức quản lí dòng tiền cho doanh nghiệp của mình hơn.

Previous Post

Ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

Next Post

Vai trò của vốn lưu động đối với doanh nghiệp

admin

admin

Next Post
Vốn lưu động có vai trò gì trong doanh nghiệp

Vai trò của vốn lưu động đối với doanh nghiệp

Vietnamwork247.com là trang web tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam
Blog

Cơ hội tuyển dụng sale manager tại vietnamwork247.com

by admin
28 Tháng 10, 2024
0

Việc làm sale manager luôn là một trong những vị trí hấp dẫn và đầy thách thức trong ngành kinh...

Read more
Nhà phố, hay còn gọi là nhà liền kề

Nhà phố là gì? Phân loại các loại hình nhà phố hiện nay

10 Tháng 10, 2024
Tìm hiểu chủ đầu tư và uy tín của dự án

Lưu ý khi thuê hoặc mua căn hộ chung cư cần phải biết

10 Tháng 10, 2024
Dịch vụ tư vấn di chúc thừa kế mang nhiều lợi ích

Dịch Vụ Tư Vấn Di Chúc Thừa Kế Theo Quy Định Của Bộ Luật Dân Sự

23 Tháng 9, 2024
Quy trình thành lập doanh nghiệp tại Luật Đại Bàng

Dịch Vụ Thành Lập Doanh Nghiệp, Công Ty Tại Luật Đại Bàng

23 Tháng 9, 2024
logo-kienthuckhoinghiep

Trang thông tin chia sẻ các kiến thức về kinh doanh và các ý tưởng kinh doanh tuyệt vời sáng tạo, ý tưởng khởi nghiệp, ý tưởng ngành nghề.

2022 Copyright of https://kienthuckhoinghiep.net/ DMCA.com Protection Status
  • Bí quyết khởi nghiệp
  • Kiến thức khởi nghiệp
  • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Ý tưởng kinh doanh
  • Blog