Vốn lưu động – khái niệm quá quen thuộc với những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Đây cũng chính là chỉ tiêu mà những doanh nghiệp mới bắt đầu bước vào hoạt động cần chú ý nắm bắt, hiểu rõ để vận hành công ty một cách thuận lợi hơn. Cùng bài viết tìm hiểu sâu hơn về Working Capital.
Định nghĩa vốn lưu động là gì?
Vốn lưu động hay còn có tên gọi là Working capital được xem là thước đo nguồn lực tài chính của doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động kinh doanh hàng ngày. Các khoản chi có thể liệt kê như: tiền chi phí vận hành mặt bằng, điện nước, quỹ lương nhân viên, tiền nguyên liệu, tiền thanh toán cho đối tác.
Working Capital được xem là một phần số vốn hoạt động của một công ty hay một doanh nghiệp ngoài các khoản vốn khác đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn phòng. Đây là phần vốn liên quan đến hoạt động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp.
Phân loại vốn lưu động
Việc phân loại Working Capital phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó người ta thường dựa vào 4 căn cứ dưới đây để phân loại.
Dựa vào quy trình vận hành, luân chuyển, tuần hoàn của vốn
Dựa vào những quy trình vận hành, vòng tuần hoàn và luân chuyển vốn ta có thể tiếp tục phân loại thành các mục tương ứng như sau:
+ Vốn dự trữ: là nguồn tiền sử dụng để mua các loại nguyên liệu, phụ tùng phục vụ sản xuất. Đây là nguồn vốn dự phòng trong các trường hợp cần nâng cấp trang thiết bị hay đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh.
+ Vốn trong sản xuất: là vốn được tính bằng giá trị dang dở của các sản phẩm chưa hoàn thiện, bán thành phẩm, các chi phí chờ phân bổ trong sản xuất.
+ Vốn lưu thông: phần vốn phục vụ cho việc tiêu thụ thành phẩm, giá trị sản phẩm hoàn thiện, vốn tiền mặt của doanh nghiệp.
Dựa vào hình thái biểu hiện
+ Vốn vật tư: là vốn biểu hiện bằng vật chất cụ thể như bán thành phẩm, nguyên vật liệu trong sản xuất.
+ Vốn bằng tiền: Các khoản đầu tư bằng tiền mặt, chi phí tuần hoàn luân chuyển bằng tiền trực tiếp.
Căn cứ nguồn hình thành
+ Vốn chủ sở hữu: là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước bao gồm vốn ngân sách, vốn nhà nước cấp thành lập doanh nghiệp, vốn bổ sung từ lợi nhuận của đơn vị.
+ Vốn tín dụng: là khoản vốn lưu động doanh nghiệp huy động từ việc đi vay vốn của ngân hàng, cá nhân hay tổ chức khác.
+ Working Capital từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp
Căn cứ vào việc quản lý vốn
+ Vốn lưu động định mức: Bao gồm vốn dự trữ trong sản xuất, vốn thành phẩm, các vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ Working Capital định mức xác định được mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với các chủ thể khác như Ngân hàng hay Nhà nước.
+ Vốn lưu động không định mức: Là vốn phát sinh không có căn cứ để đưa vào định mức tính toán. Đây có thể là vốn trong thanh toán, vốn bằng tiền được phục vụ cho giai đoạn lưu thông thành phẩm.
Vốn lưu động có vai trò gì?
Working Capital có vai trò rất lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành và đôi khi quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Những tác động của loại vốn này trong từng hoạt động được biểu hiện dưới đây:
Đối với hoạt động sản xuất
Các công ty sản xuất ngoài việc sở hữu các tài sản cố định là cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất như nhà xưởng, dây chuyền công nghệ máy móc thì luôn cần có một khoản vốn luân chuyển để mua sắm nguyên vật liệu, vận chuyển, lưu thông. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào Working Capital.
Tác động trong kinh doanh
Vốn lưu động tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất từ đó quyết định khả năng sản xuất về số lượng, chất lượng của sản phẩm từ đó ảnh hưởng tới giá thành, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Working Capital cũng giúp các doanh nghiệp nắm bắt được thời điểm đầu tư, tạo ra lợi thế đối với đối thủ.
Quy mô hoạt động chịu ảnh hưởng bởi Working Capital
Một doanh nghiệp muốn mở rộng quy hoạt động sản xuất, nâng cấp dây chuyền thiết bị, thuê thêm nhân công nhất định phải tự chủ được nguồn vốn. Việc đầu tư bất kỳ yếu tố nào cũng cần đến tiền và Working Capital đảm bảo được điều đó cho doanh nghiệp muốn phát triển quy mô.
Working Capital: Công thức tính
Working Capital được tính toán bằng công thức đó là:
Vốn lưu động (Working Capital) = Tài sản (ngắn hạn) – Nợ phải trả (ngắn hạn)
Tài sản ngắn hạn:
Doanh nghiệp sở hữu tài sản ngắn hạn, là các tài sản có thể được chuyển đổi thành tiền mặt trong thời hạn một năm. Đối với tài sản gắn hạn thì đó là các khoản có thể kể đến như tiền tệ, tiền lương, tiết kiệm, tiền đầu tư…
Các khoản tài sản ngắn hạn bao gồm:
+ Tiền mặt hay các vật chất có giá trị như kim loại quý, vàng, bạc, ngoại tệ
+ Đầu tư tài chính ngắn hạn: cổ phiếu, tiền điện tử, tiền gửi ngân hàng
+ Hàng tồn: thành phẩm chưa bán hoặc chưa quy đổi được ra thành tiền có giá trị.
Nợ ngắn hạn:
Nợ ngắn hạn bao gồm tất cả các khoản nợ phải trả với khoảng thời gian tối đa trong vòng một năm của doanh nghiệp. Các khoản nợ ngắn hạn bao gồm tiền nợ vay ngắn hạn từ ngân hàng, từ các cá nhân tổ chức…và khoản nợ từ việc mua trang thiết bị, nguyên vật liệu từ các đối tác.
Ý nghĩa của Working Capital với doanh nghiệp
Working Capital có ý nghĩa rất lớn đối với một doanh nghiệp, nhìn vào các thông số từ Working Capital của một đơn vị có thể thấy được tình hình phát triển hiện tại của doanh nghiệp đó. Sau khi tính toán Working Capital có thể đến với hai khả năng đó là Working Capital dương và Working Capital âm.
Working Capital dương
Vốn lưu động dương thể hiện doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn để việc hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường. Vào tình huống này, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn số nợ ngắn hạn phải chi trả.
Working Capital âm
Working Capital âm theo chiều hướng ngược lại. Kết quả tính toán Working Capital đưa ra con số âm chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ hơn số tài khoản nợ ngắn hạn.
Rơi vào trường hợp working Capital âm, doanh nghiệp không có khả năng thanh toán hết các khoản nợ khi bán hết hoặc quy đổi các tài sản ngắn hạn đang có. Gặp tình trạng này hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị gián đoạn và có nguy cơ phá sản cao.
Tỷ lệ vốn lưu động
Tỷ lệ vốn lưu động hay còn gọi là Working Capital Ratio là tỷ lệ vốn luân chuyển phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp từ việc sử dụng tài sản lưu động. Tỷ lệ này được tính bằng việc lấy tài sản lưu động chi cho khoản nợ lưu động của doanh nghiệp.
Công thức tính Working Capital Ratio đó là:
Tỷ lệ vốn lưu động (Working Capital Ratio) = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Trong đó ý nghĩa các thông số sau khi tính toán từ công thức trên như sau:
+ Working Capital Ratio < 1: Doanh nghiệp có mức tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Trường hợp này công ty rơi vào tình trạng gián đoạn sản xuất, nguy cơ phá sản cao.
+ 1<Working Capital Ratio<2: Doanh nghiệp hoạt động ổn định và tương lai có thể duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh doa tài sản ngắn hạn đang lớn hơn nợ ngắn hạn.
+ Working Capital Ratio>2: Công ty đang trên đà phát triển mạnh mẽ, doanh nghiệp đang ổn định vì tài sản ngắn hạn đang ở mức dương, lớn hơn nhiều so với nợ ngắn hạn.
Cách quản lý Working Capital
Quản lý Working Capital là phương thức quản lý tài sản ngắn hạn và các nguồn tài chính ngắn hạn để đảm bảo sự ổn định của nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Để quản lý tốt điều này doanh nghiệp cần thi hành các chính sách và áp dụng các kỹ thuật khác nhau.
Các cách quản lý Working Capital phổ biến đó là:
Chính sách quản lý tiền mặt
Chính sách này giúp xác định số dư tiền mặt cần thiết mà doanh nghiệp cần có để đáp ứng cho chi phí vận hành thường ngày. Mục đích của chính sách quản lý này đó là giữ lại mức tiền mặt tối đa cho Working Capital.
Quản lý tiền mặt là quản lý lý lưu lượng tiền có trong quỹ và các tài khoản thanh toán từ ngân hàng. Quản trị tiền mặt giúp kiểm soát chi tiêu, dự báo nhu cầu sử dụng tiền thời gian hoạt động tới của doanh nghiệp, đưa ra phương án bù trừ ngân sách, giải quyết tình trạng thiếu thừa tiền mặt.
Chính sách quản lý hàng tồn
Quản lý hàng tồn kho giúp cho việc sản xuất của doanh nghiệp không bị gián đoạn và giữ lại nhiều hơn lượng tiền mặt của vốn lưu động. Từ chính sách này doanh nghiệp có thể giảm các loại chi phí đầu tư nguyên liệu, chi phí vận hành, hạ thấp thời gian vận chuyển hàng hoá để tránh thành phẩm bị tồn kho nhiều.
Chính sách quản lý nợ
Xây dựng cách thức quản lý tín dụng từ các con nợ nhưng cũng thu hút được khách hàng cho doanh nghiệp. Quản lý và thi hành tốt chính sách này giúp thu về lượng đáng kể tiền mặt đóng góp vào Working Capital.
Thu hồi kiểm soát nợ tới hạn, các khoản nợ xấu giúp tăng lượng tiền mặt trong vốn lưu động. Chính sách này là một yếu tố quan trọng trong quản lý Working Capital.
Quản lý nguồn tài chính khác
Quản lý nguồn tài chính có liên quan giúp cho Working Capital được luân chuyển hiệu quả hơn. Cần xây dựng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, chuyển đổi nợ xấu, gán vật chất thành dòng tiền mặt trong Working Capital.
Tổng kết
Vốn lưu động và những kiến thức hữu ích về chỉ tiêu này đã được bài viết chia sẻ đến bạn đọc. Chúng tôi hy vọng với những thông tin cung cấp ở trên quý bạn quan tâm sẽ có được góc nhìn tổng quan hơn từ đó xây dựng và quản lý Working Capital hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.