Vốn chủ sở hữu (VCSH) là một trong những yếu tố cơ bản giúp hình thành nên nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu xét theo khía cạnh phân tích cơ bản thì VCSH là yếu tố giúp định giá mức giá trị của doanh nghiệp. Để hiểu hơn về VCSH thì hãy đọc bài viết dưới đây.
Định nghĩa vốn chủ sở hữu là như thế nào?
Một trong những yếu tố giúp hình thành nên nguồn vốn của các doanh nghiệp đó chính là vốn chủ sở hữu (VCSH). Loại vốn này sẽ giúp định giá được doanh nghiệp hiện hành có mức giá trị là bao nhiêu.
Vốn chủ sở hữu có thể hiểu là nguồn vốn được chủ doanh nghiệp sở hữu hay đồng sở hữu cùng với các cổ đông, thành viên đồng sáng lập doanh nghiệp. Các thành viên tham gia xây dựng doanh nghiệp sẽ cùng góp vốn, xây dựng, tạo ra một nguồn lực mạnh mẽ để giúp doanh nghiệp được đi vào hoạt động kinh doanh.
Những thành viên cùng nhau góp vốn thì cũng sẽ được hưởng quyền lợi điều hành doanh nghiệp như chia sẻ lợi nhuận, quyết định hoạt động kinh doanh, cùng gánh vác các khoản lỗ của doanh nghiệp. Như thường lệ thì vốn của chủ sở hữu sẽ là nguồn tài trợ thường xuyên và cố định cho doanh nghiệp.
Nguồn vốn của chủ thì có thể là từ các nguồn khác nhau như giá trị tài sản, lợi nhuận kinh doanh, giá cổ phiếu chênh lệch,… Nếu bạn đang chuẩn bị trở thành một nhà đầu tư thì nên tìm hiểu rõ về khái niệm VCSH để có được nguồn lực tối ưu hay xây dựng cơ cấu vốn hiệu quả trong phát triển của công ty.
Trong vốn chủ sở hữu gồm có những thành phần nào?
Vốn chủ sở hữu được thể hiện rất chi tiết trong các bản báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp. Với mỗi mô hình doanh nghiệp khác nhau thì VCSH sẽ bao gồm những thành phần khác nhau. Nhưng nhìn chung thì VCSH thường được cấu thành từ những thành phần cơ bản như là:
- Vốn từ cổ đông: Nguồn vốn này được góp trực tiếp từ phía những người cổ đông. Trên các giấy tờ, điều lệ của công ty thì số vốn này sẽ được ghi rõ, chi tiết đối với từng thành viên tham gia góp vốn.
- Khoản lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh: Khoản lợi nhuận doanh nghiệp thu được sau khi khấu trừ đi thuế sẽ được chia cho các thành viên liên doanh, cổ đông.
- Quỹ doanh nghiệp: Thường sẽ là các khoản quỹ như là quỹ dự phòng, quỹ phát triển, quỹ đầu tư,… được tạo thành và không vượt quá quy định cho phép của pháp luật.
- Thặng dư vốn cổ phần: Giá trị thặng dư được sinh ra khi mà có sự chênh lệch giữa giá cổ phiếu hiện tại với giá cổ phiếu lúc phát hành.
- Chênh lệch đánh giá tài sản: Trong khoản đánh giá tài sản thì gồm có hàng tồn kho, bất động sản đầu tư, tài sản cố định,…
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Khoản giao dịch phát sinh mục tiêu tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ, phát sinh bằng ngoại tệ,…
- Bên cạnh đó còn có nhiều nguồn yếu tố khác nữa như là nguồn kinh phí sự nghiệp, cổ phiếu quỹ,…
Những yếu tố chính tác động tới vốn chủ sở hữu
Nếu bạn đang muốn tham gia vào thành lập doanh nghiệp, góp vốn để đầu tư nhưng vẫn không biết đâu là yếu tố tác động đến vốn chủ sở hữu, thì sau đây sẽ có câu trả lời cho bạn. Thường sẽ có hai loại yếu tố chính tác động lên VCSH:
Giảm – vốn chủ sở hữu
Đối với yếu tố vốn sở hữu bị giảm thì nghĩa là doanh nghiệp có thể đang gặp các trường hợp như sau:
- Các chủ sở hữu vốn thì được doanh nghiệp hoàn trả lại vốn góp của các đối tượng này.
- Cổ phiếu khi được phát hành thì có mệnh giá thấp hơn so với mệnh giá thực.
- Doanh nghiệp giải thể hay hoạt động bị chấm dứt.
- Cổ phiếu quỹ bị các công ty cổ phần hủy bỏ.
- Hoạt động kinh doanh phải bù lỗ theo đúng như quy định của nhà chức trách có thẩm quyền.
Tăng – vốn chủ sở hữu
Doanh nghiệp sẽ có được vốn chủ sở hữu tăng khi mà gặp một trong số những trường hợp được nêu ra dưới đây:
- Các doanh nghiệp có thêm chủ sở hữu góp vốn.
- Doanh nghiệp có được thêm nguồn vốn từ các lợi nhuận hay từ các quỹ thuộc vốn sở hữu khác.
- Cổ phiếu được phát hành có mệnh giá cao hơn so với giá thực.
- Giá trị của quà biếu, tặng, các khoản nợ trừ đi khoản thuế phải nộp theo quy định là một con số dương và được các cấp có thẩm quyền cho phép ghi tăng vốn sở hữu.
Biểu thức để tính vốn sở hữu chính xác nhất
Trước khi thành lập doanh nghiệp thì hẳn các chủ đầu tư cũng phải nắm rõ được các hạch toán vốn chủ sở hữu là như thế nào. Dưới đây là công thức tính VCSH một cách tương đối nhất:
“Tổng tài sản của doanh nghiệp – Tổng nợ cần phải trả = Vốn chủ sở hữu”
- Tổng tài sản của doanh nghiệp sẽ bao gồm cả tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. Tài sản dài hạn là các khoản thu, khoản đầu tư tài chính, bất động sản, tài sản cố định,… còn tài sản ngắn hạn bao gồm tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, các khoản khác,…
- Tổng nợ cần phải trả chính là các khoản thuế, khoản nộp của Nhà nước, khoản trả người lao động, khoản trả người bán, khoản trả vay nợ tài chính, khoản trả nội bộ,…
Một ví dụ cụ thể vốn chủ sở hữu được đưa ra như sau: Một doanh nghiệp đi vào đầu tư thị trường chứng khoán với số tiền là 5 tỷ đồng. Trong đó thì tổng chi phí các thiết bị máy móc là vào khoảng 3 tỷ đồng, tổng giá trị hàng tồn kho là 1 tỷ đồng. Các khoản thu của công ty sản xuất là vào khoảng 2 tỷ đồng. Bên cạnh đó công ty còn nợ 2 tỷ đồng, 200 triệu đồng tiền lương công nhân, 2 tỷ đồng cho nhà cung cấp bao bì. Vậy vốn sở hữu được tính: (5 + 3 + 1 + 2) – (2 + 0,2 + 2) = 6,8 tỷ đồng.
Những hình thức vốn chủ sở hữu thông dụng hiện nay
Hiện nay trên thị trường doanh nghiệp thì tùy vào từng loại sẽ có hình thức vốn khác nhau. Dưới đây là một vài hình thức vốn chủ sở hữu thông dụng, hiện hành theo hình thức kinh doanh:
Vốn doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước thì có đặc điểm là có nguồn vốn hoạt động do phía nhà nước đầu tư. Doanh nghiệp này thì mang một số cơ chế quản lý, kiểm soát hơn so với những loại hình doanh nghiệp khác như là:
- Chủ sở hữu: thường sẽ là Nhà nước hoặc Nhà nước kết hợp cùng với các tổ chức, các nhân khác.
- Sở hữu vốn: Luật doanh nghiệp năm 2020 có quy định, tại điểm A khoản 1 điều 88, doanh nghiệp nhà nước sẽ sở hữu toàn bộ 100% số vốn điều lệ hoặc sở hữu từ 50% trở lên vốn góp chi phối.
- Hình thức tồn tại: Doanh nghiệp có thể tồn tại theo nhiều hình thức khác nhau dựa trên số % vốn mà nhà nước nắm quyền.
Vốn chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn
Vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn thì thường được hình thành do các thành viên tham gia thành lập công ty góp vốn. Đặc điểm vốn của kiểu doanh nghiệp này là:
- Công ty thì có tài sản độc lập, tự chịu trách nhiệm trước các khoản nợ nằm trong phạm vi tài sản của bản thân mình (trách nhiệm hữu hạn).
- Thành viên thuộc doanh nghiệp có thể là cá nhân, tổ chức và với số lượng là không vượt quá 50.
- Những thành viên của doanh nghiệp thì chỉ chịu trách nhiệm trước công ty trong phạm vi phần vốn đã cam kết góp vào cổ phần.
- Trong suốt quá trình hoạt động thì doanh nghiệp không được phát hành cổ phiếu, đây là điểm khác so với các doanh nghiệp khác.
Công ty trách nhiệm hữu hạn thường sẽ có hai loại: công ty trách nhiệm hữu hạn có 1 thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn gồm có 2 thành viên. Bởi công ty này thường có ít thành viên nên việc quản lý, thành lập, tổ chức và hoạt động thì khá là đơn giản. Do vậy loại hình kinh doanh nhỏ và vừa thì rất thích hợp để trở thành doanh nghiệp này.
Vốn chủ sở hữu công ty cổ phần
Nguồn vốn được hình thành nhờ vào các cổ đông là chủ sở hữu của doanh nghiệp. Công ty này thì có khả năng huy động vốn rất linh hoạt. Cũng tương tự như những kiểu công ty khác thì loại hình doanh nghiệp này huy động vốn từ các khoản vay cá nhân, tổ chức ở trong hoặc ngoài nước. Bên cạnh đó thì công ty cũng có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu như sau:
- Cổ phiếu là do phía doanh nghiệp cổ phần phát hành, sử dụng bút toán ghi sổ hoặc là các dữ liệu điện tử để xác nhận quyền sở hữu một hoặc nhiều cổ phần của công ty đó. Việc phát hành được cổ phiếu là điều mà công ty trách nhiệm hữu hạn không làm được.
- Công ty cổ phần thì cũng có khả năng phát hành trái phiếu, bao gồm trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo đúng như quy định của pháp luật và điều lệ của công ty.
Doanh nghiệp liên doanh vốn sở hữu
Doanh nghiệp liên doanh thì sẽ có được sự phối hợp đóng góp vốn đầu tư sản xuất kinh doanh từ nhiều nhà đầu tư nước ngoài và cả nhà đầu tư Việt Nam. Tỷ lệ góp vốn của mỗi bên sẽ là yếu tố quyết định về mức độ được phép tham gia quản lý doanh nghiệp và tỷ lệ lợi nhuận được hưởng cũng như những rủi ro của mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu.
Mỗi doanh nghiệp liên doanh phải có tư cách pháp nhân theo đúng như quy định của nhà nước Việt Nam. Đối tác của công ty liên doanh sẽ có thể là doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Công ty liên doanh được xem như là một công ty độc lập.
Các doanh nghiệp liên doanh cần phải có ít nhất là 30% vốn đầu tư từ các công ty khác thì mới có thể thành lập công ty liên doanh. Tuy nhiên các dự án đầu tư vào địa bàn được khuyến khích thì có thể có vốn thấp hơn, nhưng không được vượt quá 20% và phải được cơ quan cấp cao cấp phép chấp thuận.
Kết luận
Vốn chủ sở hữu là yếu tố quan trọng tạo nên nguồn vốn của mỗi doanh nghiệp. Loại nguồn vốn này cũng chính là thứ giúp định giá doanh nghiệp được chính xác, hiệu quả.