Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố cốt lõi làm nên thành công của một công ty. Là khía cạnh được quan tâm hàng đầu bởi mỗi ứng viên khi tìm kiếm môi trường làm việc mới. Để tồn tại và phát triển về mọi mặt, doanh nghiệp phải xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp phù hợp, đầy đủ và thực hiện nó một cách hết sức nghiêm túc.
Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, những hình thức mà mọi người trong doanh nghiệp cùng nhau công nhận, suy nghĩ, nói và hành động như là một thói quen, giống đời sống tinh thần và tính cách của một con người và nó phần quyết định đến sự thành công hay thất bại về lâu dài của doanh nghiệp.
Là toàn bộ những giá trị văn hoá được xây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, từ đó trở thành các quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đó đồng thời chi phối đến tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
Một công ty, tổ chức bao gồm các cá nhân với tính cách, lối sống, nền tảng xã hội và có nhận thức khác nhau. Tuy nhiên, khi cùng làm chung cho một doanh nghiệp, họ sẽ cùng tần số với nhau ở trên nhiều phương diện liên quan đến doanh nghiệp đó.
Peter Drucker đã nói: “Văn hóa hoàn toàn đánh bại chiến lược” có lẽ sẽ phù hợp với hoàn cảnh hiện nay, khi chính đội ngũ nhân viên mới sẽ là người định nghĩa doanh nghiệp của bạn, làm tăng giá trị và danh tiếng của nó.
Lý do để xây dựng nên nền văn hóa của doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố chi phối đến hầu hết mọi kết quả của doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp không có nền văn hóa rõ ràng thì nó giống như là một con người sẽ không có định hướng mục tiêu cuộc đời và sẽ không biết đi về đâu.
Các công ty phát triển lớn mạnh đều có một nền văn hóa doanh nghiệp vững chắc, tuổi đời của doanh nghiệp đó sẽ lớn hơn rất nhiều lần tuổi đời của người lãnh đạo doanh nghiệp đó.
Dễ dàng hòa nhập khi nền văn hóa doanh nghiệp cởi mở
Doanh nghiệp khi muốn xây dựng văn hóa công ty thật vững mạnh sẽ luôn đặt những giá trị cốt lõi ở trung tâm trong tất cả các khía cạnh của cơ cấu tổ chức và hoạt động hằng ngày của công ty. Thế nhưng nếu các giá trị đó không phù hợp với tư tưởng làm việc của cá nhân bạn, thì đó sẽ là một vấn đề khá quan trọng.
Lý do là vì các nhân viên đa phần sẽ luôn yêu thích công việc của mình hơn khi nhu cầu và giá trị của họ phù hợp với những gì công ty đang hướng đến. Điều này cũng góp phần làm cải thiện khả năng tương tác của bạn với cấp trên và các đồng nghiệp trong quá trình giao tiếp và hoạt động.
Vì vậy, sự không tương thích với văn hóa công ty sẽ gây cản trở sự hòa nhập của bạn với môi trường văn phòng và dần dần khiến bạn không còn niềm vui gì trong công việc.
Nâng cao năng suất và chất lượng cuộc sống ở văn phòng
Văn hoá doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ giữa chất lượng cuộc sống ở công sở của nhân viên với năng suất làm việc của họ. Chất lượng cuộc sống ở đây hiểu là sức khỏe tinh thần và thể chất, cũng như sự hài lòng của họ đối với doanh nghiệp. Một văn hóa công ty lành mạnh có thể giúp bạn đạt được nhiều hiệu quả cao.
Trên thực tế, văn hóa của doanh nghiệp đóng một vai trò vô cùng lớn trong việc phát triển đời sống của nhân viên một cách toàn diện. Chính vì vậy, những hành động hỗ trợ từ công ty, như giờ làm việc thật linh hoạt, hay là một môi trường làm việc cởi mở cho phép nhân viên có tiếng nói, là đều vô cùng quan trọng.
Tất cả những điều trên sẽ giúp bạn luôn đảm bảo được động lực và tinh thần tốt trong làm việc. Thêm vào đó, việc được hỗ trợ đầy đủ các nguồn lực và công cụ sẽ giúp tăng năng suất và mức hiệu suất cao. Hiệu suất tăng, thường xuyên đạt được những mục tiêu đề ra sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn với công việc mình đang làm.
Làm cho nhân viên sẵn sàng cống hiến lâu dài
Các khoản lương thưởng có thể là mục đích của việc đi làm, mà thứ luôn tạo động lực đẩy bạn tiến lên chính là nguồn cảm hứng. Bạn muốn trở thành một phần quan trọng của công ty và những ý kiến, đóng góp của bạn sẽ có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển chung.
Văn hoá doanh nghiệp có thể giúp bạn thực hiện được điều này. Một trong những lợi thế lớn nhất của văn hóa công ty là nó có khả năng truyền cảm hứng cho các nhân viên.
Một công ty xây dựng được văn hóa kinh doanh vững mạnh sẽ luôn biết cách khích lệ tinh thần và tôn vinh các nhân viên của mình. Từ đó, bạn sẽ có động lực để cống hiến hết mình,lâu dài và trở thành một người không thể thiếu của công ty.
Văn hoá doanh nghiệp ảnh hưởng đến dịch vụ của khách hàng
Văn hoá doanh nghiệp tích cực và lành mạnh sẽ làm nâng cao hạnh phúc cho nhân viên. Từ đó họ sẽ đóng góp hết mình và làm việc có năng suất, sáng tạo hơn. Điều này thể hiện trực tiếp lên cách mà họ ứng xử với khách hàng.
Họ cũng sẽ lan toả nguồn cảm xúc đó tới các khách hàng. Họ có thể giới thiệu những sản phẩm có chất lượng hay là tư vấn cho khách hàng thật nhiệt tình và tràn đầy năng lượng như cách họ được đối xử trong văn hoá công ty.
Theo Gallup, các doanh nghiệp sở hữu nhân viên có thu nhập trên mỗi cổ phiếu cao hơn 147% so với các đối thủ cạnh tranh khác. Do đó, bên cạnh các chiến lược kinh doanh, marketing, tầm nhìn hay sứ mệnh thì văn hoá chính là chìa khóa dẫn đến thành công của doanh nghiệp.
Điều tạo nên thành công trong văn hóa doanh nghiệp
Theo Giáo sư James L. Heskett từng bảo rằng: “Văn hóa doanh nghiệp có thể chiếm từ 20-30% về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó”. Theo nhà báo John Coleman đã quan sát được và nhận định rằng thì có ít nhất 6 yếu tố tạo nên một văn hóa của doanh nghiệp vĩ đại, quy mô.
Tầm nhìn
Peter Senge đã từng nói rằng: “Tầm nhìn là bức tranh trong tương lai mà bạn muốn tạo ra”. Một nền văn hóa vĩ đại luôn bắt nguồn từ một tầm nhìn đa diện. Từ tầm nhìn đó có thể bao quát ra được những mục tiêu xa hơn nữa, rồi từ mục tiêu đó lại giúp định hướng bước đi thật rõ ràng hơn. Một doanh nghiệp khi xác định được hướng đi, họ sẽ tiến hành thực hiện từng những bước một.
Điều này dễ dàng nhận thấy nhất ở các tổ chức phi lợi nhuận, đa phần tầm nhìn của họ đơn giản nhưng đầy tính nhân văn nên sẽ nổi trội hơn doanh nghiệp kinh doanh. Đơn cử như Hiệp hội Alzheimer có tầm nhìn là “vì một thế giới không có bệnh Alzheimer” hay như Oxfam có tầm nhìn “vì một thế giới không có đói nghèo”.
Giá trị
Cốt lõi của văn hóa chính là ở giá trị của doanh nghiệp. Mặc dù tầm nhìn cho ta thấy mục tiêu của doanh nghiệp nhưng nhờ những giá trị ấy đã làm thước đo, làm tiêu chuẩn để cân chỉnh lại những hành vi, quan điểm cần thiết để đạt được tầm nhìn đó.
Và nhiều doanh nghiệp đã tìm thấy những giá trị của họ xoay quanh vài chủ đề đơn giản như là nhân viên, khách hàng, tính chuyên nghiệp,… chính sự độc đáo của những giá trị ấy đã góp phần làm nên một nền văn hóa doanh nghiệp.
Thực tiễn
Một sự thật cho ta thấy, các giá trị sẽ trở nên ít quan trọng hẳn trừ khi chúng được tôn trọng trong thực tiễn của một doanh nghiệp. Nếu như một tổ chức tuyên bố “con người là tài sản lớn nhất của chúng tôi” thì tổ chức ấy nên trực tiếp đầu tư vào con người theo những cách thức mà họ đã từng tuyên bố.
Công ty Wegmans ở New York đã đưa ra các giá trị sẽ thực hiện trong tương lai như là “quan tâm” và “tôn trọng”, cũng như vẽ ra viễn cảnh “một công việc trong mơ”. Và sau cùng kết thúc quá trình tiến hành ấy, nó đã trở thành một công ty đứng thứ 5 trong các công ty tốt nhất theo bảng xếp hạng của tạp chí Fortune.
Con người
Người nào sẽ đưa ra tầm nhìn? Ai sẽ là người chia sẻ những giá trị cốt lõi ấy? Nhân sự nào sẽ sẵn sàng và đủ khả năng để thực hiện giá trị đó?… Nhân tố quan trọng để góp phần xây dựng nên một nền văn hóa mạch lạc trong doanh nghiệp đó chính là con người.
Đó là lý do tại sao mà các công ty lớn trên toàn thế giới đều có một số chính sách tuyển dụng nghiêm ngặt nhất nhằm tìm ra những nhân tố sáng giá đem về cho doanh nghiệp.
Sức mạnh của câu chuyện văn hoá doanh nghiệp
Marshall Ganz từng là một phần quan trọng trong các phong trào lao động nông nghiệp của Caesar Chavez và ông cũng đã giúp xây dựng nên nền tảng tổ chức cho chiến dịch tranh cử tổng thống Barack Obama năm 2008.
Hiện tại ông là giáo sư tại đại học Harvard, một trong các lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy chính của ông là “sức mạnh của câu chuyện”. Bất kỳ tổ chức nào cũng đều có riêng một lịch sử và một câu chuyện độc đáo. Và khả năng chuyển đưa lịch sự ấy lại tái hiện trong hiện tại, biến nó thành câu chuyện lịch sử chính là một yếu tố cốt lõi và quyết định của sự sáng tạo văn hóa.
Môi trường làm việc “mở”
Xây dựng một môi trường làm việc có hiệu quả chính là xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp thành công. Trong môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp như hiện nay, bên cạnh sự sáng tạo nhằm tìm ra cách riêng giúp làm việc nhanh và đạt hiệu quả cao hơn.
Các bước để tạo nên văn hóa doanh nghiệp
Xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp cần phải có đủ thời gian và phải được xây dựng một cách đồng bộ và tổng thể trên nhiều khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp, không thể chỉ hướng đến việc xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp manh mún, rời rạc. Các bước để tạo nên là:
- Xác định rõ ràng các chiến lược, môi trường mà doanh nghiệp mong muốn hướng tới trong tương lai.
- Xác định rõ ràng những giá trị cốt lõi để dẫn doanh nghiệp đến thành công.
- Tự đánh giá và tiến hành cải thiện hằng ngày.
- Xác định rõ vai trò lãnh đạo.
- Lên kế hoạch hành động chi tiết và rõ ràng.
- Tạo động lực cho nhân viên, thoải mái trong công việc.
Văn hóa doanh nghiệp đã thay đổi như thế nào?
Vào đầu năm 2020, khi toàn thế giới đang chịu sự ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID 19, hầu hết các công việc đều chuyển sang hình thức online, làm việc tại nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia đã dự đoán rằng điều này chỉ là tạm thời và mọi thứ sẽ trở về trạng thái cũ, rằng mọi người sẽ trở lại văn phòng làm việc sau khi hết dịch.
Nhưng thực tế không phải vậy, người lao động không hề mong muốn trở lại cuộc sống như trước đây. Do vậy, một số lượng lớn nhân viên đã từ chức và rút khỏi công việc bởi họ cho rằng bản thân sẽ lựa chọn nghỉ việc còn hơn phải làm việc trong một môi trường, văn hóa không phù hợp với chính mình. Như vậy, sự thay đổi của xã hội đã gây tác động rất lớn đến văn hóa tổ chức của doanh nghiệp.
Kết luận
Văn hoá doanh nghiệp chính là cột sống của mỗi công ty. Nếu không có nó, mâu thuẫn trong doanh nghiệp sẽ rất dễ xảy ra và tình cảnh ngày càng tệ hơn. Chỉ cần một yếu tố bị thay đổi, toàn bộ con người trong doanh nghiệp sẽ dễ mất định hướng và sẽ không có mục tiêu rõ ràng.