Từ cổ chí kim, ngành nghề kinh doanh luôn là một trong những phương pháp làm giàu được ưa chuộng nhất. Tuy nhiên, để đạt được những thành tựu nhất định, người làm kinh doanh phải thật sự hiểu biết và nắm rõ công việc của mình, từ đó đề ra những chiến lược hấp dẫn để chinh phục khách hàng.
Khám phá sơ lược ngành nghề kinh doanh
Ngày nay, ngành nghề kinh doanh được xếp vào một trong những công việc được giới trẻ yêu thích nhất. Đồng thời, nó cũng được xem như xu hướng nghề nghiệp trong giai đoạn hội nhập kinh tế sắp tới. Nghe qua kinh doanh đã nhiều, liệu bạn đã biết khái niệm và những công việc cụ thể của lĩnh vực này chưa?
Giải đáp các thông tin và khái niệm về kinh doanh
Kinh doanh là một lĩnh vực thuộc phạm trù kinh tế, tạo ra các hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ nhằm thu về lợi nhuận cho cá nhân, tổ chức. Hoạt động kinh doanh góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm cho nhiều đối tượng và làm gia tăng chỉ số GDP quốc gia.
Nói một cách dễ hiểu, ngành nghề kinh doanh là hoạt động tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, cá nhân thông qua các lĩnh vực cơ bản như: sản xuất, quản trị, tiếp thị, tài chính, bán hàng,… Có thể nói, đây chính là lĩnh vực kinh tế đa dạng, phong phú và cần nhiều nguồn lực nhất tính đến thời điểm hiện tại.
Thông qua hoạt động kinh doanh của cá nhân, tập thể hay cả một quốc gia để đánh giá các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận ròng, chỉ số tăng trưởng, lợi nhuận biên,… Cùng với đó, người ta sẽ xác nhận được điểm mạnh và điểm thiếu sót của doanh nghiệp để tìm ra biện pháp cải thiện tốt nhất.
Theo luật kinh doanh, mỗi quốc gia sẽ có những chủ thể kinh doanh khác nhau tùy thuộc vào thể chế chính trị của đất nước đó. Tại Việt Nam hiện nay có 5 chủ thể kinh doanh chính thức và được pháp luật ghi nhận, đó chính là kinh doanh cá nhân, kinh doanh hộ gia đình, công ty, tập đoàn và hợp tác xã.
Vai trò của ngành nghề kinh doanh trong đời sống
Như đã đề cập, lĩnh vực kinh doanh có mối liên hệ mật thiết với những chỉ số phát triển kinh tế của một quốc gia. Song song với đó, nó cũng có sức ảnh hưởng vô hình đối với chỉ số hạnh phúc của con người. Một quốc gia có kinh doanh, kinh tế tốt thì người dân sẽ có cuộc sống ấm no và trọn vẹn hơn.
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Nếu nó bị ngừng trệ, mọi lĩnh vực khác cũng sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo đó là sự khủng hoảng, suy thoái của toàn nhân loại. Chính vì thế, Nhà nước của Việt Nam luôn khuyến khích người dân tự kinh doanh, mua bán.
Ở mức độ vi mô, ngành nghề kinh doanh sẽ giúp người thực hiện kiếm thêm thu nhập để chăm lo cuộc sống gia đình và bản thân. Đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu ăn uống, may mặc và tiêu dùng cơ bản. Như vậy, có thể thấy được hoạt động kinh doanh có tác dụng duy trì và cân bằng cuộc sống của con người.
Một số công việc thuộc ngành nghề kinh doanh
Kinh doanh không chỉ là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của con người. Bất cứ công việc nào nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận cho người bán, giải quyết mong muốn của người mua và được đặt dưới khuôn khổ pháp luật đều được xem là kinh doanh.
Trên thực tế, kinh doanh bao hàm trên rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, chẳng hạn: bất động sản, phân phối bán lẻ, thông tin, tài chính, nông nghiệp, sản xuất,… Bên cạnh đó còn có một số ngành nghề cung cấp dịch vụ phổ biến như: nhà hàng – khách sạn, du lịch, vận chuyển, giải trí, truyền thông, tư vấn, giáo dục,…
Trong thời kỳ toàn cầu hóa như hiện nay, ngành nghề kinh doanh đã được phát triển và nâng lên một tầm cao mới thông qua sự hỗ trợ của công nghệ 4.0. Người ta bắt đầu tìm kiếm, lên ý tưởng và mở rộng quy mô hoạt động dưới hình thức kinh doanh online trên mạng xã hội hay các sàn thương mại điện tử uy tín.
Tìm hiểu nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp
Trước khi đi vào tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh chính của các doanh nghiệp, chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm và các hoạt động xoay quanh nó. Doanh nghiệp hay còn được biết đến với cái tên doanh thương là một tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của pháp luật.
Các doanh nghiệp muốn bắt đầu kinh doanh cần phải đăng ký tên riêng và có tài sản, nguồn vốn nhất định để thành lập trụ sở và tìm kiếm nhân lực. Hiện nay, đất nước ta có ba loại hình doanh nghiệp chính bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hợp danh và doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn.
Nói về ngành nghề kinh doanh chính của các doanh nghiệp, luật kinh tế định nghĩa đó là hoạt động được xác lập với mục đích đầu tư, thành lập và phát triển chiến lược. Từ đó tạo ra một phần lợi nhuận dài hạn và phân chia cho các chủ thể của công ty là cổ đông và nhân viên.
Mỗi doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động cần xác định rõ mục tiêu, phương hướng phát triển. Họ phải biết được công việc đang hướng tới là gì, kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ nào. Sau đó sẽ tiến hành trình bày ý tưởng, kêu gọi vốn đầu tư cũng như đăng ký giấy phép hoạt động kinh doanh.
Cách tra cứu mã nghề kinh doanh mới nhất năm 2022
Nếu bạn đang có ý định hoạt động kinh doanh nhưng chưa biết đến mã nghề kinh doanh thì tuyệt đối không nên bỏ qua những thông tin bên dưới. Bài viết sẽ chỉ ra những thông tin cơ bản nhất về những con số này và hướng dẫn cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh chuẩn nhất.
Mục đích chính của việc tra cứu mã ngành
Trước hết, người làm kinh doanh cần hiểu rằng mã ngành nghề là một dãy số được mã hóa theo quy luật nhất định nhằm chỉ một lĩnh vực cụ thể. Trong hệ thống mã ngành Việt Nam, mã ngành nghề kinh doanh được chia thành 5 cấp bậc với 6 chữ số liên tiếp nhau.
Mọi cá nhân, tổ chức khi kinh doanh đều phải đăng ký ngành nghề thông qua số mã riêng của nó. Trong trường hợp có bất cứ sự thay đổi hay bổ sung nào, doanh nghiệp phải tìm đến các cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh nếu không muốn vi phạm pháp luật.
Việc tra cứu mã ngành kinh doanh sẽ giúp cho Nhà nước dễ dàng theo dõi, giám sát công việc, hoạt động của các doanh nghiệp. Đồng thời, việc làm này cũng sẽ giúp cho những người có ý định khởi nghiệp dễ dàng nắm bắt và đăng ký kinh doanh dựa trên lĩnh vực của mình.
Hướng dẫn cách tra cứu mã ngành chuẩn xác nhất
Hiện nay, việc tra cứu mã ngành nghề kinh doanh đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều thông qua sự trợ giúp của các phần mềm, ứng dụng. Bạn chỉ cần truy cập vào các đường link tra cứu chính thức của Nhà nước để tìm kiếm và theo dõi cách đọc, cách ghi mã số của lĩnh vực mình quan tâm.
- Bước 1: Truy cập trang web chính thức của Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 2: Click vào ô tra cứu ngành nghề, nhập mã số thuế doanh nghiệp và Enter hoặc ấn xem tất cả để hệ thống hiển thị toàn bộ bảng tổng hợp mã ngành.
- Bước 3: Tìm kiếm và tra cứu ngành nghề mong muốn.
Cách ghi mã ngành nghề kinh doanh theo quy định
Như đã biết, hệ thống mã ngành kinh doanh của Việt Nam hiện nay được chia theo 5 cấp bậc. Theo đó, pháp luật quy định mọi cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh hay thay đổi, bổ sung ngành nghề sẽ ghi theo mã cấp 4. Sau đó ghi tiếp các chữ số được mã hóa để diễn giải chi tiết ngành kinh doanh của mình.
Đối với những ngành nghề kinh doanh không nằm trong bảng hệ thống hoặc ngành, nghề đầu tư có điều kiện sẽ được quy định trong văn bản pháp luật riêng. Do đó, để nắm bắt được chính xác mã ngành, người làm kinh doanh cần phải thực hiện tra cứu để đảm bảo độ chính xác, an toàn trước khi đăng ký.
Để hình dung rõ hơn về việc xác định mã ngành kinh doanh của mình, cá nhân, doanh nghiệp có thể tham khảo ở các trang web pháp luật chính thống. Cần lưu ý rằng bảng hệ thống này sẽ được cập nhật thường xuyên, vì vậy, đừng quên quan sát mốc thời gian quy định trước khi tra cứu.
Tổng hợp các quy định chung về ngành kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh hoạt động vô cùng rộng rãi và bao hàm nhiều lĩnh vực, chính vì thế rất khó để kể hết các quy định cụ thể. Để bạn đọc tiện theo dõi, bài viết sẽ liệt kê một số quy định cơ bản nhất đối với công việc kinh doanh dựa trên pháp luật Việt Nam hiện nay.
Tùy thuộc vào tính chất của mỗi ngành nghề mà người kinh doanh phải đáp ứng đủ các điều kiện khác nhau. Không phải ai cũng có thể đăng ký kinh doanh và được nhà nước chấp thuận. Trước hết, cá nhân hay tổ chức đó phải đảm bảo về nguồn vốn, chứng chỉ hành nghề và nắm rõ quy định, công việc của lĩnh vực đó.
Hiện nay, Nhà nước và pháp luật Việt Nam cho phép cũng như khuyến khích mọi người đứng lên kinh doanh, khởi nghiệp. Tuy nhiên, ngành nghề kinh doanh phải nằm trong hệ thống danh sách Nhà nước không cấm, chẳng hạn như các công việc: marketing, bán lẻ, khách sạn, xây dựng, vận tải,…
Ngược lại, buôn bán ma túy, các hóa chất độc hại, vũ khí, chất gây nổ, động vật quý hiếm và mại dâm là những ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh. Bất kỳ ai vi phạm bị trừng trị, xử lý theo quy định hành chính hoặc hình sự.
Lời kết
Ngành nghề kinh doanh là một lĩnh vực vô cùng đa dạng, phong phú và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nền kinh tế toàn nhân loại. Mỗi cá nhân, tổ chức đều có quyền tự do lựa chọn ngành nghề phù hợp để kinh doanh, tuy nhiên vẫn phải tuân theo sự giám sát, bảo hộ của pháp luật và Nhà nước.