CRM – giải pháp quản lý khách hàng không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp có tham vọng chiếm lĩnh thị trường. Bài viết dưới đây sẽ lý giải mục tiêu của CRM là gì? Nhằm giúp bạn đọc hiểu hơn về nó để có thể thống trị nó, khai thác mọi lợi ích nó sở hữu. Hãy cùng theo dõi nhé!
Mục tiêu của CRM đối với doanh nghiệp
- Thu hút, duy trì lượng khách hàng bằng cách tạo ra các trải nghiệm mới, sản phẩm mới, hay cải tiến chất lượng… để đáp ứng nhu cầu của họ.
- Phân tích thông tin khách hàng qua các kênh bán, giao dịch, website, cuộc giao tiếp để đưa ra dữ liệu thực hiện chiến dịch tiếp thị hiệu quả
- Tối ưu hóa hoạt động Marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu đồng thời cũng tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, gia tăng cơ hội cạnh tranh
- Quản lý thông tin khách hàng một cách khoa học để nhân viên có thể tìm kiếm thông tin dễ dàng giúp tăng hiệu quả chốt đơn trong quá trình tương tác với khách.
Những lợi ích phần mềm CRM mang lại cho doanh nghiệp
Sẽ thật bất lợi nếu hệ thống CRM của doanh nghiệp không ứng dụng phần mềm CRM. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp để tuột mất nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng, hay không thể cạnh tranh với đối thủ. Chính vì vậy sở hữu một giải pháp CRM sẽ là “chìa khóa” để bạn mở ra thành công. Dưới đây là những lợi ích mà phần mềm CRM mang lại cho doanh nghiệp.
Cơ sở dữ liệu khách hàng tập trung
Mọi thông tin về khách hàng đều được lưu trên hệ thống và chúng sẽ được phân cấp như: khách hàng tiềm năng dễ chuyển đổi, khách hàng tiềm năng mới, khách hàng trung thành. Tạo tiện lợi cho người tìm kiếm và nhân viên dựa vào đó cũng xác định được ai là người được ưu tiên chăm sóc.
Lưu trữ đầy đủ lịch sử tương tác với khách hàng
- Đối với khách hàng tiềm năng: Lưu trữ thông tin kênh, miền truy cập, các quy trình khiến khách hàng biết đến doanh nghiệp/sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó nhà quản lý sẽ dễ dàng đánh giá chất lượng hoạt động tiếp thị, chất lượng kênh bán hàng đó để có thể lên kế hoạch tiếp cận khách hàng hiệu quả.
- Đối với khách hàng của công ty: Mọi hành vi trao đổi, giao dịch của khách hàng đều được ghi và lưu trữ trên hệ thống giúp nhân viên dễ dàng ghi nhớ các cuộc trò chuyện trước đó để hiểu khách hàng hơn, nhanh chóng tiếp nối câu chuyện, điều hướng khách hàng đến công đoạn chốt đơn.
Quản lý hiệu quả chiến dịch Marketing
Tự động hóa tiếp thị, quản lý chúng là thế mạnh của CRM. Có thể dễ dàng nhận thấy, các doanh nghiệp khi lựa chọn phần mềm luôn tìm hiểu thật kỹ hiệu quả mà tính năng thực hiện và quản lý Marketing của CRM bởi nó hỗ trợ cho doanh nghiệp rất nhiều, giúp đội ngũ kinh doanh và Marketing nhanh chóng xây dựng chiến dịch tiếp thị, gia tăng hiệu suất bán hàng.
Bạn có thể tham khảo phần mềm Zoho CRM – giải pháp quản lý khách hàng ưu việt nhất 2021 và được hàng trăm nghìn doanh nghiệp trên toàn thế giới “chọn mặt gửi vàng”. Không phải tự nhiên mà Zoho CRM lại gây tiếng vang đến như vậy, chỉ tính riêng việc tiếp thị, bán hàng của doanh nghiệp nó đã có phân nửa tính năng hỗ trợ thực hiện. Phần mềm này cực kỳ đa dạng tính năng nhưng không hề khiến người dùng rối mắt và không có bất kì tính năng thừa nào.
Để thực hiện hiệu quả hoạt động Marketing nhằm mang đến lợi ích tối đa cho doanh nghiệp, Zoho CRM sở hữu rất nhiều tính năng để doanh nghiệp thỏa sức sử dụng. Có thể kể đến như: Tự động hóa Marketing, quản lý sự kiện, quản lý bán hàng, hỗ trợ bán hàng…
Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp
Sự chuyên nghiệp chính là lợi ích về hình ảnh mà CRM mang lại, khi có hệ thống lưu trữ thông tin khoa học, nhân viên có thể truy cập tìm hiểu rõ về khách hàng khiến cuộc nói chuyện diễn ra suôn sẻ. Điều đó làm cho khách hàng có cảm tình với doanh nghiệp, giá trị thương hiệu sẽ gia tăng trong mắt họ.
Cung cấp các báo cáo, dự báo cần thiết phù hợp xu thế thị trường
Luôn có sẵn bảng/biểu đồ cho phép nhân viên thực hiện các phân tích báo cáo. Chỉ với vài cú click chuột, phần mềm sẽ tự động phân tích, trình bày bản báo cáo cho bạn.
Tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho doanh nghiệp
Các tác vụ thủ công, lặp lại sẽ được xóa bỏ. Không mất thời gian dò dữ liệu khách hàng ở khắp nơi. Chỉ cần một lần nhập dữ liệu khách hàng, các lần sau CRM sẽ tự động cập nhật. Vừa tiết kiệm thời gian lại không mất chi phí thuê nhân viên làm những tác vụ thủ công, rườm rà.
Tham khảo thêm:
- Hộ kinh doanh cá thể có quyền và nghĩa vụ gì? Cách đăng ký
- Văn hóa doanh nghiệp là gì? những điều liên quan bạn cần biết
Những lưu ý để doanh nghiệp triển khai CRM thành công
- Phải xác định rõ quy trình kinh doanh, xác định mô hình hoạt động trong doanh nghiệp để lựa chọn và tùy chỉnh CRM ngay lúc đầu tránh mất thời gian và chi phí chỉnh sửa khi đã đi vào hoạt động.
- Xây dựng hệ thống dữ liệu ngay từ đầu, hay bất kỳ những thông tin nào cần quản lý để tránh việc nhập liệu vào phần mềm.
- Đào tạo nhân viên sử dụng phần mềm, giúp họ nắm bắt rõ mọi chức năng, linh hoạt sử dụng trong từng tình huống.
Tham khảo thêm:
- Vai trò của hệ thống CRM trong thòi đại 4.0
- Phần mềm CRM là gì? 8 phần mềm quản lý khách hàng CRM
- Xây dựng hệ thống CRM chuyên nghiệp từ A đến Z
Tóm lại, mục tiêu cuối cùng mà CRM mang lại cho doanh nghiệp vẫn là tối ưu hóa quá trình kinh doanh để gia tăng lợi nhuận . Ngoài ra vẫn có nhiều mục tiêu quan trọng khác như đã liệt kê ở trên. Mong rằng, qua bài viết trên bạn đọc sẽ nắm rõ mục tiêu của CRM từ đó khai thác tối đa hiệu quả từ nó.