Logistics từ lâu đã trở thành một dịch vụ không thể tách rời của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh – sản xuất. Một bộ máy vận hành kém hiệu quả có thể khiến tất cả dây chuyền hoạt động của doanh nghiệp bị trì trệ, gây ảnh hưởng cả về thời gian lẫn chất lượng. Vậy dịch vụ này là gì mà lại quan trọng đến thế? Hãy cùng tìm câu trả lời thông qua bài viết bên dưới đây nhé!
Logistics là gì?
Hiện nay đang có nhiều định nghĩa học thuật liên quan về thuật ngữ Logistics. Theo Hiệp hội những nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (CSCMP), thì Logistics được định nghĩa một cách khá đầy đủ như sau:
- Quản trị Logistics chính là một phần của quản trị chuỗi cung ứng, gồm việc hoạch định, thực hiện và kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hàng hóa, dịch vụ hiệu quả cũng như các thông tin liên quan từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
- Các hoạt động của quản trị Logistics cơ bản gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất, nhập, quản lý kho bãi, đội tàu, nguyên vật liệu, thiết kế mạng lưới, thực hiện đơn hàng, hoạch định cung/cầu, quản trị tồn kho, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba.
- Ở một số mức độ khác nhau, những chức năng của Logistics còn bao gồm việc tìm ra nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói và cả dịch vụ khách hàng. Logistics được xem là chức năng tổng hợp, kết hợp và tối ưu hóa cũng như phối hợp mọi hoạt động Logistics với những chức năng khác như kinh doanh, Marketing, sản xuất, công nghệ thông tin, tài chính.
- Có thể hiểu một cách đơn giản, Logistics chính là một chuỗi nhiều hoạt động xoay quanh các hàng hóa như: Bao bì, đóng gói, vận chuyển hàng hóa, kho bãi,… Những doanh nghiệp có thể tiết kiệm được khoản chi phí vận chuyển đáng kể và tăng mức lợi nhuận thu của doanh nghiệp nếu thực thi được hoạt động lưu trữ hiệu quả.
Ý nghĩa thiết thực của Logistics trong kinh doanh
Nhiều doanh nghiệp tập trung vào việc phát triển sản phẩm nhưng lại quên rằng, sản phẩm tốt cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu đến được tay của khách hàng. Vì thế, Logistics có vai trò quan trọng đối với việc kinh doanh của doanh nghiệp, và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế.
Vai trò trong nền kinh tế
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã có sự giao thương, trao đổi hàng hóa với nhau để mở rộng thị trường, tiếp cận được khách hàng. Từ đó kéo theo nhu cầu về vận tải, dịch vụ vận chuyển và kho bãi cũng tăng. Điều này dẫn đến vai trò của Logistics càng trở thành quan trọng hơn bao giờ hết.
Logistics đóng vai trò liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế, tối ưu hóa chu trình việc lưu chuyển hàng hóa từ lúc chuẩn bị nguyên vật liệu đến phân phối thành phẩm đến tay khách hàng. Nhờ có Logistics sẽ khắc phục được yếu tố không gian và thời gian cũng như chi phí sản xuất để mang lại hiệu quả cao nhất. Đồng thờ, Logistics còn góp phần mở rộng thị trường kinh doanh quốc tế.
Logistics cũng đóng vai trò quan trọng và tạo nên lợi thế cạnh tranh cho nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Mỗi quốc gia đều sẽ có vị trí địa lý, nguồn tài nguyên và phương thức lao động khác nhau. Chính vì thế, cần có sự sắp xếp, phân phối ngành sản xuất và các khu công nghiệp hợp lý để có thể tối ưu hiệu quả.
Một hệ thống Logistics chuyên nghiệp sẽ có thể góp phần phân bố các ngành sản xuất hợp lý, đảm bảo được tính cân đối và thúc đẩy được toàn bộ nền kinh tế quốc dân tăng trưởng mạnh. Nếu việc lưu thông, phân phối và trao đổi hàng hóa giữa những công ty trong và nước ngoài được thông suốt, đạt hiệu quả sẽ giúp cho ngành sản xuất phát triển mạnh mẽ.
Vai trò trong doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, Logistics sẽ mang đến nhiều lợi ích thiết thực và có vai trò vô cùng quan trọng. Giúp nâng cao hiệu quả trong quản lý, tăng cường khả năng cạnh tranh và cắt giảm chi phí sản xuất.
Logistics góp phần cắt giảm chi phí hoạt động phân phối cho các doanh nghiệp. Giá cả hàng hóa sẽ bao gồm giá ở nơi sản xuất và chi phí lưu thông. Nếu chi phí này được tiết kiệm, hàng hóa sẽ bán giá rẻ hơn, thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng, mang đến hiệu quả tốt nhất trong kinh doanh.
Logistics góp phần làm gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận trên thế giới. Trước đó, ngành kinh doanh dịch vụ vận tải chỉ cung cấp cho khách hàng các dịch vụ thuần túy, đơn giản. Nhưng từ khi có sự xuất hiện của Logistics, những dịch vụ giao nhận hàng hóa đã trở nên phong phú và đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Qua dịch vụ Logistics trọn gói, các doanh nghiệp có thể rút ngắn được thời gian giao nhận từ 5 đến 6 tháng còn 2 tháng, giúp nâng cao tỷ suất lợi nhuận lên. Logistics đóng vai trò phát triển, mở rộng thị trường giao nhận và buôn bán quốc tế.
Logistics giúp làm giảm chi phí, góp phần làm hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa các chứng từ trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Đồng thời, với dịch vụ trọn gói chuyên nghiệp đã giúp giảm những chi phí giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế, giảm khối lượng công việc văn phòng một cách đáng kể.
Các loại hình logistics cơ bản và phổ biến hiện nay
Hiện nay, trên thị trường đang xuất hiện rất nhiều các dịch vụ Logistics khác nhau nhưng trong đó phổ biến nhất vẫn là dịch vụ hậu cần, hỗ trợ bán hàng di chuyển sản phẩm từ phía nhà sản xuất, di chuyển đến tay người sử dụng hàng hóa.
Không chỉ dừng lại ở đó, Logistics còn có một số loại hình khác như: Thu mua phụ tầng, nguyên vật liệu và sản xuất nguyên vật liệu tại nhiều doanh nghiệp,… Có thể điểm qua một số dịch vụ Logistics được cung cấp và sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay bao gồm:
- Dịch vụ xếp và tháo dỡ container, kho bãi container và hỗ trợ vận tải biển
- Dịch vụ kho bãi hỗ trợ tất cả phương thức vận tải đa dạng và khác nhau
- Dịch vụ chuyển phát và làm đại lý vận tải hàng hóa
- Dịch vụ đại lý hỗ trợ làm thủ tục hải quan bao gồm cả thông quan
- Dịch vụ hỗ trợ các hoạt động bán buôn, bán lẻ bao gồm có những hoạt động quản lý lưu kho, tập hợp, phân loại, thu gom, vận chuyển và giao hàng,…
- Dịch vụ vận tải bằng những đường khác nhau như: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không và đường ống.
- Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật định kỳ của từng loại hàng hóa.
Quy trình logistics từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ
Quy trình Logistics cơ bản để đưa được sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Để một sản phẩm đến được tay khác hàng thì sẽ phải trải qua quy trình Logistics gồm 8 bước cụ thể dưới đây.
- Bước 1: Khách hàng có nhu cầu cần vận chuyển hàng hóa sẽ liên hệ đến các đơn vị vận tải cung cấp dịch vụ giao nhận uy tín thông qua những kênh như: Google, Facebook, Zalo,…
- Bước 2: Khách hàng tiến hành trao đổi cụ thể về các nhu cầu, mục đích của mình. Sau khi đã thống nhất, 2 bên bắt đầu lấy booking và bill có đầy đủ các thông tin về ngày giờ và địa điểm giao nhận.
- Bước 3: Chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến hàng hóa cần vận chuyển, xuất nhập khẩu. Đơn vị vận tải có trách nhiệm hỗ trợ, tư vấn hồ sơ cho khách hàng.
- Bước 4: Vận chuyển và tiến hành các thủ tục xuất nhập khẩu cho lô hàng này. Đơn vị vận tải phải xuất trình các giấy tờ, chứng từ hàng hóa cho phía hải quan và nộp thuế theo quy định của nhà nước.
- Bước 5: Tiến hành bốc xếp hàng hóa cần vận chuyển lên xuống xe hàng.
- Bước 6: Gửi hướng dẫn để lập Bill cho các đơn vị có liên quan đến lô hàng.
- Bước 7: Nhận Bill gốc và gửi lại cho phía người xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Bước 8: Lưu hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hóa để có thể đối chiếu trong các trường hợp sự cố.
Các kiến thức, kỹ năng cần phải có trong ngành
Để có thể thành công và mang về được nhiều lợi ích thiết thực nhất, doanh nghiệp cần phải nắm được một số kiến thức và kỹ năng quan trọng cần có trong ngành Logistics. Có thể kể đến một số kiến thức và kỹ năng tiên quyết để hoạt động trong ngành như:
Kiến thức cần phải có trong ngành Logistics
Đầu tiên, cần nắm rõ một số thuật ngữ phổ biến cũng như vai trò của chúng trong ngành Logistics. Thuật ngữ đầu tiên cần phải nắm trong Logistics chính là Incoterms. Đây có thể được hiểu là điều kiện về thương mại quốc tế, hỗ trợ cho doanh nghiệp hình dung kỹ hơn về các công việc của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Các địa điểm giao hàng và các chứng từ liên quan đều được quyết định bởi Incoterms. Bộ chứng từ trong xuất nhập khẩu: Đây là các giấy tờ quan trọng để hoàn thành được việc xuất/nhập khẩu lô hàng. Ví dụ như các chứng từ xuất khẩu invoice, các loại hợp đồng, tờ khai,…
Bảo hiểm hàng hóa: Giúp đảm bảo an toàn cho các lô hàng và tránh đi các rủi ro không mong muốn như mất mát, móp méo… Bên cạnh đó, khai báo Hải quan Vnaccs cũng là nghiệp vụ quan trọng cần phải biết của các doanh nghiệp làm Logistics.
Ngoài ra còn có thủ tục giao nhận hàng hóa: Đây là các văn bản giúp hoàn tất quá trình giao nhận hàng hóa. Hay các cụm từ HS code, tính thuế, làm kiểm tra chuyên ngành là dịch vụ của công ty Logistics cung cấp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Kỹ năng cần phải biết trong Logistics
Để nắm bắt được toàn bộ công đoạn, quy trình của Logistics để kiểm soát được các rủi ro trong quá trình hoạt động. Trước tiên xây dựng kế hoạch dự phòng trong các trường hợp cần thiết. Thích ứng linh hoạt với các thay đổi trong chuỗi cung ứng.
Tiếp theo là phải bình tĩnh đối mặt với các áp lực, hòa nhập với công việc, chấp nhận rủi ro nếu có. Giải quyết được các vấn đề từ những thứ nhỏ nhất, tháo gỡ được các khúc mắc để đạt hiệu quả cao như mong đợi.
Ngoài ra cũng cần phải trung thực trao đổi với khách hàng về các vấn đề gặp phải để có được hướng giải quyết đúng đắn và hợp lý nhất. Đồng thời phải cải thiện hiệu quả công việc, nắm được các thông tin về quản lý, giải tỏa đi những căng thẳng, stress cũng là các kỹ năng cần thiết khi hoạt động trong ngành Logistics.
Kết luận
Logistics là hoạt động dịch vụ có ý nghĩa đặc biệt và mang đến hiệu quả tối ưu nên nhiều doanh nghiệp lớn đã và đang đẩy mạnh việc thực hiện trong thời gian gần đây. Trên đây là các thông tin giải đáp về khái niệm và tầm quan trọng của hoạt động Logistics đối với nền kinh tế và doanh nghiệp. Hy vọng các thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn áp dụng vào thực tế và mang về hiệu quả cao trong chuỗi cung ứng.