Kinh tế vi mô tập trung nghiên cứu các hành vi của chủ thể tham gia vào thành phần kinh tế, các cách thức ra quyết định bên cạnh những cách thức mà chủ thể này tương tác với nhau. Các chủ thể mà loại hình này nghiên cứu chủ yếu là: hộ gia đình, doanh nghiệp, người tiêu dùng hoặc là chính phủ,…
Khái niệm kinh tế vi mô là gì?
Kinh tế vi mô hay được gọi là kinh tế tầm nhỏ, là một phân ngành chính, chủ yếu của kinh tế học. Bên cạnh nghiên cứu các chủ thủ, loại hình này nghiên cứu các yếu tổ như: các yếu tố đầu vào, đầu ra, nhân tố ảnh hưởng và sản phẩm trong các thị trường cụ thể. Nhờ việc nghiên cứu này các nhà kinh tế có thể đưa ra các chiến lược, phân bổ nguồn lực một các hiệu quả. phù hợp với nền kinh tế.
Bên cạnh đó, kinh tế vi mô hay thuật ngữ chuyên ngành này chính là một ngành học, ngành nghiên cứu thuộc bộ phận nghiên cứu học. Ngành này sẽ chủ yếu nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng, khả năng cung ứng sản phẩm của nhà sản xuất, mối liên hệ giữa giá cả thị trường và hàng hoá, các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
Có rất nhiều phương pháp để có thể nghiên cứu bộ phận kinh tế:
- Phương pháp mô hình hoá: đầu tiên xây dựng một mô hình sau đó phát triển mô hình bằng cách phân tích dựa trên các dữ liệu đã thu thập được có có những kiểm chứng thực tế.
- Phương pháp so sánh tĩnh: phương pháp này giá thuyết kinh tế và những mối quan hệ giữa sự biến luôn phải đi kèm trong mô hình.
- Phương pháp phân tích biên tế: đây chính là một phương pháp đặc thù của kinh tế học. Phương pháp này là sự lựa chọn của kinh tế tối bởi nó có sự so sánh giữa lợi ích mang lại và chi phí bỏ ra.
Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của kinh tế học vi mô
Kinh tế vi mô sẽ nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động kinh tế, những hạn chế, khuyết điểm của nền kinh tế thị trường và những vai trò điều tiết của nhà nước nên sẽ có những mục tiêu và phạm vi nghiên cứu nhất định.
Mục tiêu của nghiên cứu kinh tế vi mô
Mục tiêu chính của nghiên cứu là phân tích các cơ chế của thị trường sau đó thiết lập ra giá cả tương đối giữa các mặt hàng và dịch vụ, sự phân phối các nguồn tài nguyên sẽ bị giới hạn giữa nhiều cách sử dụng khác nhau.
Kinh tế vi mô sẽ phân tích các thất bại của thị trường kinh tế khi thị trường này có biểu hiện vận hành không hiệu quả. Bên cạnh đó cũng miêu tả thêm những điều kiện cần có trong lý thuyết cho một cuộc cạnh tranh kinh tế hoàn hảo. Những ngành quan trọng sẽ bao gồm thị trường dưới những thông tin bất đối xứng, những lựa chọn không chắc chắn và các áp dụng trong kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu thì phạm vi nghiên cứu của kinh tế vi mô sẽ bao gồm các lý luận cơ bản cho kinh tế học như cung, cầu, giá cả và thị trường đó. Bên cạnh đó phạm vi sẽ bao gồm các lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng và lý thuyết về hành vi của người sản xuất.
Cấu trúc thị trường sẽ nghiên cứu trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền, thị trường thiểu số độc quyền và thị trường độc quyền thuần tuý. Bên cạnh thị trường chứ các yếu tố sản xuất như lao động – vốn – tài nguyên.
Phạm vi nghiên cứu còn bao gồm những vai tròn của chính phủ trong nền kinh tế thị trường, các lý luận về sự trao đổi, về những phúc lợi kinh tế bên cạnh những lý luận về sự thất bại của thị trường.
Những nghiên cứu thực hiện trong kinh tế vi mô
Về sự cơ bản trong kinh tế vi mô sẽ nghiên cứu tác động và cách thức vận hành trong một mô hình kinh tế. Những nghiên cứu được thực hiện như nghiên cứu về cách thức mà khách hàng tương tác với một sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Ví dụ như tại sao họ lại chọn sản phẩm này mà không phải sản phẩm khác.
Nghiên cứu về doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất những sản phẩm nào với số lượng như thế nào và lấy thông tin từ đâu hoặc dựa trên chỉ số nào để sản xuất. Bên cạnh đó cũng sẽ nghiên cứu các cách mà doanh nghiệp có thể tối ưu hoá ra được lợi nhuận và sản lượng.
Nghiên cứu các chi phí cố định và các chi phí biến đổi nếu có tăng lên thì cách doanh nghiệp cần làm gì để đối phó. Bên cạnh đó chính phủ cũng cần thực hiện như thế nào về cách phân bổ ngân sách và các nguồn lực với doanh nghiệp với những lĩnh vực khác nhau.
Các thuật ngữ cần nắm bắt khi nghiên cứu kinh tế vi mô
Khi thực hiện một nghiên cứu vi mô, mọi người cần nên nhớ và lưu ý đến những thuật ngữ này. Những điều này sẽ được lặp đi lặp lại trong quá trình nghiên cứu và đây cũng là những vấn đề cần tập trung chính trong nghiên cứu kinh tế vi mô.
Những yếu tố cầu, cung và sự cân bằng:
Cung hay cầu là một trong những thuật ngữ phổ biến nhất và cũng là quy luật của nền kinh tế. Thường thường yếu tố cầu sẽ đi trước sau đó dẫn theo sự đi cùng của yếu tố cung. Như vậy mới có thể đáp ứng được những nhu cầu cao nhất của thị trường.
Tuy vậy, cung cầu không phải lúc nào cũng chính xác bởi doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức cũng có thể tạo ra cung trước và cầu sẽ xuất hiện sau. Nên hai như cầu cung cầu này cần sự cân bằng là yếu tố then chốt của một nền kinh tế.
Sự cân bằng này sẽ giúp xác định được các vấn đề của một môi trường cạnh tranh, Bởi một nền kinh tế hoàn hảo chính là một nền kinh tế mà ở đó có sự cân bằng giữa cung và cầu.
Lý thuyết về quá trình của sản xuất:
Lý thuyết về quá trình của sản xuất sản xuất còn có tên tiếng anh là Production theory. Thuật ngữ này sẽ dùng để chỉ việc tập trung vào nghiên cứu quá trình sản xuất của hàng hoá. Và trong đó các vấn đề cần được giải quyết là những nhu cần chuyển hoá giữa đầu ra và đầu vào.
Chi phí của sản xuất:
Trong kinh tế vi mô thì chi phí sản xuất sẽ là một thuật ngữ vô cùng quan trọng. Theo với thuật ngữ này chính là giá cả của hàng hoá dịch vụ sẽ được xác định dựa trên yếu tố về chi phí sản xuất và nguồn lực để làm ra các sản phẩm và loại hình dịch vụ đó.
Kinh tế lao động thị trường:
Thuật ngữ này sẽ được dùng để chỉ chứng năng và những động lực của thị trường lao động. Chúng sẽ tập trung vào việc nghiên cứu mối quan hệ giữa người lao động và chủ sử dụng lao động. Các vấn đề của bản nhất của một nền kinh tế lao động sẽ bao gồm tiền lương, việc làm, thu nhập và cũng như là mức sống của người loại động.
Để thực hiện một nghiên cứu cần các bước nào?
Ở trên là những gì cơ bản, và sơ lược nhất về kinh tế vi mô cùng với ba phương pháp nghiên cứu phổ biến nhất. Và để nghiên cứu được thực hiện có hiệu quả thì thông thường một nghiên cứu sẽ gồm có 3 bước.
Bước 1: Bước quan sát, đo lường trong kinh tế vi mô
Để bắt đầu xây dựng một mô hình kinh tế vi mô, các nhà kinh tế sẽ phải tiến hành từ việc quan sát sau đó thu nhập số liệu và thực hiện đo lường các biến số của nền kinh tế.
Trong đó, các yếu tố cơ bản sẽ thường không thể thay thế khi quan sát và đo lường như: giá cả của hàng hoá, số lượng hàng hóa được tiêu thụ, chính sách thuế, các khoản chi tiêu của chính phủ, các chỉ số giá chung, hay thu nhập và so sánh với các quốc gia khác.
Bước 2: Xây dựng một mô hình trong kinh tế vi mô
Sau khi hoàn thành xong bước một, việc tiếp theo là xây dựng mô hình. Quá trình này sẽ được thực hiện qua ba bước là xác định vấn đề, xây dựng mối quan hệ và xác lập các giả thuyết.
Về việc xác định vấn đề nghiên cứu: đây chính là quá trình tìm kiếm các câu hỏi cần phải trả lời trong quá trình nghiên cứu như tại sao giá lương thực lại tăng, tại sao giá vàng lại tăng, nếu sản phẩm đó được trợ giá thì người dân có lợi không,…
Xây dựng các mối quan hệ sẽ dựa trên các giả định được đơn giản hoá của vấn đề so với thực tế. Người nghiên cứu sẽ phải thực hiện bước đơn giản hoá để có thể dự đoán các mối quan hệ giữa biến số trong nền kinh tế.
Vì hoạt động kinh tế vẫn rất phức tạp và chúng ta không thể nghiên cứu được hết tất cả các khía cạnh của vấn đề. Nên tập trung vào một khía cạnh là loại bỏ những chi tiết thừa thãi sẽ giúp tối ưu hoá các giải pháp đưa ra cho nền kinh tế.
Việc xác lập giả thuyết về kinh tế nhằm giải thích các vấn đề được nghiên cứu. Mô hình sẽ tập trung được vào dự án và tiến đoán được các kết quả có thể diễn ra dựa trên các biến số nghiên cứu ban đầu.
Bước 3: Kiểm định mô hình
Bước cuối cùng là bước kiểm định mô hình hoá. Ở bước này các nhà kinh tế sẽ tập hợp tất cả các số liệu và sau đó tiến hành phân tích và kiểm chứng các giả thuyết. Nếu các kết quả thực nghiệm phù hợp với những giả thuyết đặt ra trước đó thì nghiên cứu sẽ được công nhận và ngược lại.
Và trong trường hợp mà các ốp đá kết quả thực nghiệm cho ra kết quả đúng hệt như giả thiết thì chúng ta có thể kết luận rằng đây là một lý thuyết kinh tế. Khi các lý thuyết kinh tế được hình thành và sử dụng, thừa nhận một cách rộng rãi thì chúng được xem là quy luật của nền kinh tế.
Kết luận
Kinh tế vi mô là một ngành của kinh tế học được quan tâm và nghiên cứu rất nhiều hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế cũng như quá trình định giá chất lượng của các đầu ra, đầu vào ở một thị trường cụ thể. Hy vọng những phần trên có thể trang bị cho bạn những kiến thế cơ bản nhất về bộ phận này.