Trang thông tin kiến thức khởi nghiệp hữu ích thiết thực
  • Bí quyết khởi nghiệp
  • Kiến thức khởi nghiệp
  • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Ý tưởng kinh doanh
  • Blog
No Result
View All Result
  • Bí quyết khởi nghiệp
  • Kiến thức khởi nghiệp
  • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Ý tưởng kinh doanh
  • Blog
No Result
View All Result
Trang thông tin kiến thức khởi nghiệp hữu ích thiết thực
No Result
View All Result
Home Kinh nghiệm khởi nghiệp

Kinh tế thị trường và những thông tin bạn nên biết

admin by admin
24 Tháng 10, 2022
in Kinh nghiệm khởi nghiệp
0
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế phổ biến toàn cầu

Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế phổ biến toàn cầu

0
SHARES
41
VIEWS

Kinh tế thị trường – một mô hình kinh tế phổ biến được áp dụng trên toàn thế giới. Mô hình kinh tế này được xem là một thành tựu lớn trong quá trình phát triển của nhân loại giúp thúc đẩy việc tăng trưởng sản xuất, thúc đẩy kinh doanh. Bài viết đem đến những thông tin cơ bản cần thiết cho độc giả.

Kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường (market economy) là mô hình kinh tế được vận hành dựa vào mối quan hệ mua – bán tuân theo quy luật cung – cầu để xác định được giá cả, số lượng hàng hoá, dịch vụ. Tiền đề của nền kinh tế này đó là yếu tố sản xuất và trao đổi hàng hoá giữa người bán và người mua.

Trong nền kinh tế phát triển thị trường thì các quy luật của thị trường điều tiết và chi phối các mối quan hệ kinh tế, trao đổi, mua bán, phân chia lợi ích. Sự tồn tại và phát triển của hoạt động kinh doanh, sản xuất phụ thuộc vào lợi nhuận thu được từ việc mua bán trao đổi hàng hoá diễn ra trong mô hình kinh tế này.

Kinh tế thị trường là bước phát triển cao nhất của kinh tế hàng hoá, đây cũng chính là hình thức tổ chức sản xuất kinh tế xã hội đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội thời đại ngày nay. Mô hình này cũng chính bước phát triển vượt trội so với hình thái kinh tế tự nhiên tồn tại từ rất lâu đời trong xã hội loài người.

Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế phổ biến toàn cầu
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế phổ biến toàn cầu

Tìm hiểu đặc trưng của nền kinh tế thị trường

Những đặc trưng của nền market economy được phản ánh dưới đây:

Những đặc điểm chung

Trong nền kinh tế của thị trường thì các thành phần hay chính là các chủ thể kinh tế hoạt động độc lập. Mỗi chủ thể có khả năng hoạt động độc lập và tự quyết định việc tồn tại cũng như phát triển của mình.

Kinh tế thị trường tạo ra sự phong phú và đa dạng của hàng hoá. Mỗi chủ thể có thể tự quyết định lấy hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên việc chủ động tạo ra các sản phẩm với các ý tưởng riêng biệt mang đến sự đa dạng trong chủng loại cũng như chất lượng sản phẩm để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của con người.

Tính cạnh tranh là đặc điểm không thể thiếu trong mô hình kinh tế phát triển thị trường. Trong một xã hội luôn vận động và nhu cầu của con người là rất cao thì mặt hàng nào bán chạy hay có nhu cầu lớn thì càng có nhiều đơn vị tham gia sản xuất, cạnh tranh. Sự biến đổi, đa dạng mẫu mã đem đến nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng.

Nền kinh tế có sự giao lưu, phát triển của nhiều Quốc gia trên thế giới. Các khu vực kinh tế, các nhóm nước có nền kinh tế phát triển, đang phát triển không ngừng giao thương dẫn đến sự hội nhập chung của nền kinh tế toàn cầu.

Thị trường quyết định giá cả của một sản phẩm trong mô hình kinh tế mới. Tại mô hình này không có sự thao túng hay tự quyết định giá từ một tổ chức hay đơn vị nào. Giá thành sản phẩm, sự điều chỉnh tăng giảm giá được quyết định bởi quy luật cung – cầu của thị trường.

Các chủ thể chính trong nền kinh tế

Có 3 chủ thể chính hoạt động và chi phối nền kinh tế thị trường đó là:

+ Nhà nước: Nhà nước đảm bảo cho nền kinh tế ổn định và phát triển bằng sự ổn định chính trị và pháp chế. Vai trò của nhà nước là xây dựng thể chế, kiểm soát hoạt động sản xuất và phân phối của các đơn vị doanh nghiệp đảm bảo cân bằng cung – cầu, tránh lạm phát và tăng giá.

+ Doanh nghiệp: là các chủ thể quan trọng, là nơi sản xuất trực tiếp hàng hoá dịch vụ và đem ra trao đổi trên thị trường. Các doanh nghiệp đóng vai trò lớn trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung, có thể nói đây là nguồn cung chính của tất cả các loại sản phẩm dịch vụ có trên thị trường.

+ Người tiêu dùng: Hàng hoá sản xuất và trao đổi nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Vai trò của người tiêu dùng có vai trò quan trọng, có thể nói là quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế tuân theo thị trường.

Quy luật thị trường điều tiết và chi phối các mối quan hệ kinh tế
Quy luật thị trường điều tiết và chi phối các mối quan hệ kinh tế

Các ưu điểm và nhược điểm của kinh tế thị trường

Ưu và nhược điểm của nền kinh tế mới này được phản ánh sau đây:

Ưu điểm

+ Nền kinh tế mới giúp cho các doanh nghiệp có thể đổi mới sáng tạo hơn do nhu cầu tiêu dùng của con người ngày một tăng cao. Sự canh tranh lớn giữa các mặt hàng thúc đẩy các đơn vị sản xuất tăng tính sáng tạo để có hiệu quả sản xuất gia tăng sản lượng, mẫu mã và chất lượng.

Người tiêu dùng sẽ lựa chọn các sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành rẻ do đó các doanh nghiệp buộc phải đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ sản phẩm. Điều này buộc các đơn vị phải đổi mới sáng tạo không ngừng để theo kịp thời đại cũng như có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

+ Nền kinh tế thời đại tạo ra nguồn việc làm lớn giúp đáp ứng được nhu cầu về việc làm cho xã hội, đảm bảo cuộc sống an sinh cho mỗi gia đình. Với việc các doanh nghiệp thi nhau sản xuất phát triển thì nhu cầu về lao động ngày một tăng, cơ hội để con người tìm việc tạo ra thu nhập là rất lớn.

+ Các doanh nghiệp trong quá trình vận hành sản xuất để tăng tính cạnh tranh thì luôn mở rộng quy mô, tìm kiếm người lao động có trình độ chuyên môn. Chính vì vậy mức đãi ngộ dành cho người lao động được tăng lên, tạo ra động lực và tinh thần làm việc cho người lao động từ đó tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm đã nêu ở trên thì nhược điểm đến từ mô hình kinh tế mới này được biểu hiện ở những yếu tố sau:

+ Kinh tế thị trường dễ dẫn đến khủng hoảng kinh tế do sự mất cân bằng giữa cung và cầu. Các doanh nghiệp ồ ạt mở rộng sản xuất để cạnh tranh về giá cả dẫn đến gia tăng nguồn cung, dễ dẫn đến khủng hoảng thừa về vật chất trong nền kinh tế.

+ Sự chênh lệch giàu nghèo lớn giữa các tầng lớp trong xã hội với việc người giàu sẽ càng giàu và người nghèo thì càng nghèo đi. Sự chênh lệch về giàu nghèo quá lớn dẫn đến việc phân chia giai cấp gây bất bình đẳng trong xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và chính trị của các Quốc gia.

+ Tình trạng thất nghiệp có thể xảy đến đối với một số bộ phận người lao động trình độ thấp trong nền kinh tế ngày nay. Việc thay đổi công nghệ, sử dụng các nguồn nhân lực trình độ cao vô hình chung tạo ra một lượng lớn lao động không có việc làm dẫn đến tình trạng thất nghiệp, đói nghèo.

 Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường
Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường

Mặt trái đến từ Market Economy

Market Economy đem đến những mặt tích cực nhưng đồng thời cũng đưa ra những mặt trái cần được nắm rõ và khắc phục:

Market Economy có thể gây ra bất công xã hội

Nền kinh tế thị trường vận hành chủ yếu theo nguyên tắc cạnh tranh công bằng. Trong xã hội trình độ và năng lực của con người là không giống nhau dẫn đến việc có người sẽ nắm bắt được cơ hội và nhanh chóng trở nên giàu có và ngược lại có những người không theo kịp sự phát triển của xã hội và trở nên nghèo khó.

Đối với tình trạng nêu trên thì khoảng cách giàu nghèo sẽ ngày một gia tăng, bất công xã hội từ đó được hình thành. Người giàu được hưởng nhiều điều kiện sống tốt hơn trong khi đó có những người nghèo thậm chí không đáp ứng được các tiêu chí về mức sống cơ bản.

Tệ nạn xã hội hình thành

Kinh tế thị trường quan tâm nhiều đến lợi nhuận tạo ra chính vì thế nguy cơ về tệ nạn xã hội sẽ trở nên rõ ràng hơn. Các hành vi trái pháp luật, bất chấp mọi thứ để kiếm tiền, để cạnh tranh giữa các đơn vị ngày một tăng cao, rất khó để kiểm soát hết được các hành vi gây ra tệ nạn xã hội này.

Ô nhiễm môi trường

Hoạt động sản xuất gia tăng tạo ra áp lực lên môi trường sống. Các ngành công nghiệp, dịch vụ mở ra ồ ạt kéo theo đó là việc rất khó kiểm soát chất lượng vệ sinh môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đem đến nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường sống.

Lượng chất thải từ hoạt động sản xuất ra môi trường ngày một tăng cao từ chất thải rắn, lỏng, khí. Môi trường sống bị đe dọa nghiêm trọng hệ quả là gây nên hiệu ứng nhà kính, thiên tai lũ lụt đến nhiều hơn gây ra hiểm hoạ đến sự sống còn của loài người.

Ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức, lối sống, văn hoá

Tư tưởng coi trọng vật chất, bất chấp tất cả để làm giàu được hình thành trong Market Economy. Chủ nghĩa cá nhân lên ngôi làm con người trở nên ích kỷ, thiếu lòng vị tha lẫn nhau, hơn thế nữa là lối sống vô cảm thờ ơ với những mảnh đời bất hạnh làm mất đi tình yêu thương đồng loại của con người.

Đồng tiền làm tha hoá bản chất của con người với việc tham ô tham nhũng của một bộ phận quan chức. Buôn lậu, vi phạm pháp luật cũng ngày càng gia tăng do con người sống coi trọng đồng tiền hơn cả.

Lối sống xa hoa, thụ hưởng được hình thành bởi các nhóm người siêu giàu và các nhóm người giàu trong xã hội. Các tệ nạn mới được hình thành với nhiều biến thể làm suy đồi đạo đức và làm mất đi sự chân phương, giản dị vốn có của con người.

Văn hoá truyền thống tốt đẹp của xã hội bị đe dọa, các giá trị dân tộc bị xem nhẹ. Việc hội nhập các lối sống tiêu cực như lối sống buông thả, tình dục, bạo lực làm mất đi bản sắc văn hoá và đạo đức của cong người.

Market Economy thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển
Market Economy thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển

Một số câu hỏi liên quan đến kinh tế thị trường Việt Nam

Liên quan đến Market economy tại Việt Nam có các vấn đề chính cần được quan tâm như:

Kinh tế thị trường nước ta phát triển theo phương hướng nào?

Về phương hướng, nền kinh tế của nước ta tiếp tục giữ nguyên nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Market Economy hiện đại, hội nhập với bạn bè Quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước và do Đảng lãnh đạo.

Vai trò của Nhà nước là định hướng, xây dựng thể chế kinh tế phù hợp, mở ra môi trường có sự cạnh tranh công bằng và minh bạch. Nhân dân đóng vai trò làm chủ trong việc phát triển kinh tế xã hội và vai trò này cần được phát huy cao độ.

Mục tiêu của market economy tại nước ta là gì?

Mục tiêu của market economy nước ta trong năm nay được xác định là phấn đấu cơ bản  đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo tiêu chuẩn phổ biến của thị trường hiện đại hội nhập Quốc tế. Sự phát triển kinh tế cần phải hài hoà với việc phát triển văn hoá, đạo đức con người.

Cần đảm bảo cho market economy có được sự phát triển ổn định, theo chiều hướng tích cực với môi trường. Cơ chế đầu tư cần thông thoáng, an toàn, môi trường ổn định tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển thuận lợi nhất.

Lao động cần trau dồi kỹ năng trong mô hình kinh tế mới
Lao động cần trau dồi kỹ năng trong mô hình kinh tế mới

Kết luận

Kinh tế thị trường với những phân tích từ bài viết hy vọng giúp cho độc giả có được cái nhìn tổng quan, cơ bản nhất. Tham gia vào mô hình kinh tế của thời đại này các doanh nghiệp cần có được sự chuẩn bị tốt về nhiều yếu tố để đạt hiệu quả cao, chúc các bạn thành công!

Previous Post

Lãi suất vay ngân hàng: Bật mí bí quyết vay vốn doanh nghiệp

Next Post

Vốn lưu động & Những kiến thức cần thiết cho doanh nghiệp

admin

admin

Next Post
Vốn lưu động là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá doanh nghiệp

Vốn lưu động & Những kiến thức cần thiết cho doanh nghiệp

Vietnamwork247.com là trang web tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam
Blog

Cơ hội tuyển dụng sale manager tại vietnamwork247.com

by admin
28 Tháng 10, 2024
0

Việc làm sale manager luôn là một trong những vị trí hấp dẫn và đầy thách thức trong ngành kinh...

Read more
Nhà phố, hay còn gọi là nhà liền kề

Nhà phố là gì? Phân loại các loại hình nhà phố hiện nay

10 Tháng 10, 2024
Tìm hiểu chủ đầu tư và uy tín của dự án

Lưu ý khi thuê hoặc mua căn hộ chung cư cần phải biết

10 Tháng 10, 2024
Dịch vụ tư vấn di chúc thừa kế mang nhiều lợi ích

Dịch Vụ Tư Vấn Di Chúc Thừa Kế Theo Quy Định Của Bộ Luật Dân Sự

23 Tháng 9, 2024
Quy trình thành lập doanh nghiệp tại Luật Đại Bàng

Dịch Vụ Thành Lập Doanh Nghiệp, Công Ty Tại Luật Đại Bàng

23 Tháng 9, 2024
logo-kienthuckhoinghiep

Trang thông tin chia sẻ các kiến thức về kinh doanh và các ý tưởng kinh doanh tuyệt vời sáng tạo, ý tưởng khởi nghiệp, ý tưởng ngành nghề.

2022 Copyright of https://kienthuckhoinghiep.net/ DMCA.com Protection Status
  • Bí quyết khởi nghiệp
  • Kiến thức khởi nghiệp
  • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Ý tưởng kinh doanh
  • Blog