Hiện nay hộ kinh doanh đang là một trong những mô hình được nhiều người lựa chọn. Cũng rất nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu hình thức kinh doanh như thế thì đem lại lợi ích gì? Và để bắt đầu thực hiện hình thức này phải cần chuẩn bị những gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp hết mọi thắc mắc của người đọc về loại hình này.
Như thế nào được gọi là hộ kinh doanh?
Chắc hẳn rất nhiều người đã nghe qua về hộ kinh doanh, nhưng không phải ai cũng biết và hiểu về hình thức này là gì? Thậm chí có những người đã tổ chức theo cách thức này nhưng vẫn còn mơ hồ về những khái niệm liên quan.
Hộ kinh doanh được hiểu là gì?
Theo như nghị định 01/2021/NĐ-CP cho biết hộ kinh doanh là hình thức do một cá nhân, các thành viên trong một gia đình đăng ký thành lập về lĩnh vực, ngành nghề nào đó. Nói một cách đơn giản hơn một cá nhân hoặc một nhóm, một hộ gia đình làm chủ và hoạt động chủ yếu về lĩnh vực kinh doanh sản xuất, thương mại.
Và những người này sẽ là người chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các hoạt động của hộ. Trong trường hợp hộ gia đình đã có giấy phép đăng ký thì người trong gia đình sẽ lựa chọn ra một người để ủy quyền làm người đại diện của hộ.
Hộ kinh doanh có phải là một doanh nghiệp không?
Trước hết để có thể biết được hộ kinh doanh có phải là một doanh nghiệp hay không thì mọi người cần biết đến khái niệm về “doanh nghiệp”. Doanh nghiệp là một tổ chức có tên riêng, có tài sản, có văn phòng, trụ sở giao dịch và được thành lập, đăng ký theo quy định của pháp luật.
Có rất nhiều người nghĩ hộ kinh doanh là một doanh nghiệp, nhưng sự thật thì không phải vậy. Mặc dù việc phát triển kinh tế theo hộ này là tổ chức có tên riêng, cũng có tài sản… giống như doanh nghiệp nhưng theo pháp luật thì không phải là doanh nghiệp.
Bởi vì kinh doanh gia đình chỉ mang tính chất riêng lẻ, không chuyên nghiệp, không thường xuyên và không có trụ sở, chi nhánh, không có con dấu và đặc biệt là không được thực hiện quyền mà doanh nghiệp đang có. Cụ thể mô hình này thì sẽ không thể thực hiện được những hoạt động như xuất và nhập khẩu và sẽ không áp dụng được Luật phá sản khi bị thua lỗ.
Tuy kinh doanh với từng gia đình nhỏ lẻ nhưng là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế hiện nay. Đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều người lao động, và cũng tạo ra công ăn việc làm cho rất nhiều người.
Đối tượng nào được thành lập hộ kinh doanh là ai?
Để có thể phát triển sản xuất, thương mại theo hộ gia đình không phải là đơn giản. Mà người thành lập phải đảm bảo được một số yêu cầu theo đúng quy định của pháp luật. Dưới đây sẽ là những thông tin cần thiết liên quan đến việc thành lập kinh doanh theo hộ.
Những ai thuộc đối tượng thành lập hộ kinh doanh
Những đối tượng có thể thành lập hình thức này bắt buộc phải là cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam. Phải là những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo đúng quy luật của bộ luật dân sự.Trừ những đối tượng dưới đây:
- Những người chưa đủ 18 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người không làm chủ được hành vi,và khó khăn trong việc nhận thức.
- Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị ngồi tù, bị tạm giam, đang chịu hình thức xử lý của công an, hoặc những người bị cấm hành nghề…
Ngoài ra thì cá nhân và các hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn cầu, và được quyền góp vốn, cũng như mua cổ phần và mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân
Những cá nhân, thành viên nhóm, gia đình khi đi đăng ký đại diện luật pháp không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, hoặc thành viên hợp danh của các công ty hợp danh. Một vài trường hợp ngoại lệ đó là được sự nhất trí của các thành viên hợp danh.
Thành lập hộ kinh doanh thì cần những điều kiện gì?
Để có thể tổ chức theo hộ thì phải đáp ứng được những yêu cầu về ngành, sản phẩm cũng như chủ thể kinh doanh… Đối với ngành và sản phẩm muốn sản xuất, buôn bán phải là ngành, nghề không bị cấm tại Việt Nam.
Những ngành nghề bị cấm hoạt động tại Việt Nam thay đổi phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế và xã hội. Và phụ thuộc vào mối quan hệ, cam kết mua bán với các nước láng giềng. Chủ hộ phải đảm bảo chắc chắn rằng có đủ vốn và tài sản, để có thể tạo dựng được mô hình đầy đủ từ cơ sở vật chất đến nguồn lực.
Thủ tục đăng ký kinh doanh có phức tạp hay không?
Thủ tục đăng ký để kinh doanh theo hộ này về cơ bản khá là đơn giản. Dưới đây sẽ là hướng dẫn chi tiết về các bước thực hiện mà bạn nên biết.
Bước 1: Gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan có thẩm quyền về việc đăng ký
Người đăng ký phải chuẩn bị giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung của giấy đề nghị này bao gồm: tên của hộ, địa chỉ, địa điểm, số điện thoại, email, ngành nghề, số vốn của hộ đang có.
Và cùng với đó là họ tên, địa chỉ cư trú, thẻ cước công dân, chữ ký của cá nhân hoặc là người đại diện của gia đình đăng ký kinh doanh. Đi kèm với giấy đề nghị đó là các bản sao chứng minh nhân dân có công chứng của cá nhân, người đại diện.
Có một trong những điểm khá là khó khăn đối với những chủ hộ đăng ký đó là mục đăng ký tên ngành, nghề. Bởi vì hiện tại các ngành nghề ở Việt Nam rất đa dạng và cũng chưa thể bao quát hết được những ngành nghề đó.
Chính vì vậy nhiều lúc các mã ngành mà chủ hộ đăng ký lại không khớp với các mã ngành của các cơ quan đăng ký. Bởi vậy ở bước này người đăng ký cần đến sự hỗ trợ từ phía các cơ quan đăng ký.
Bước 2: Cơ quan chức năng cấp huyện xem xét hồ sơ đăng ký
Sau khi cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký cấp huyện sẽ giao giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn 3 ngày làm việc, nếu có đủ các điều kiện: đã nộp đầy đủ lệ phí đăng ký, tên hộ dự định đăng ký phù hợp, ngành nghề hợp pháp. Các cơ quan đăng ký sẽ là nơi chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký, và không chịu trách nhiệm về những phạm vi pháp luật của người thành lập buôn bán theo hộ.
Đặc điểm cơ bản về hộ kinh doanh
Để có thể dễ dàng hoàn thành thủ tục thành lập cơ sở sản xuất, buôn bán theo hộ, thì người đăng ký phải hiểu rõ được về hình thức này. Dưới đây sẽ là những đặc điểm cơ bản của mô hình đặc biệt này:
Khi đặt tên hộ kinh doanh phải chú ý những gì?
Để có thể đặt tên cho hộ kinh doanh thì tên phải đảm bảo có hai thành tố: loại hình và tên riêng của hộ.Tên riêng sẽ được biết bằng các chữ cái tiếng Việt, và có thể thêm các chữ số, ký hiệu. Các từ ngữ phải phù hợp với truyền thống, văn hóa đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Và đặc biệt là không được đặt tên trùng với các tên riêng của các hộ khác. Điều đó giúp đảm bảo được quyền lợi của chủ sở hữu, từ đó giúp cơ quan chức năng có thể dễ dàng quản lý và kiểm soát được các hoạt động.
Không được sử dụng các cụm từ như “công ty”hoặc “doanh nghiệp” để đặt tên. Các hộ có thể đặt tên theo một số đặc điểm về ngành, các mặt hàng nổi bật mà hộ đang muốn phát triển. Cũng có thể đặt tên kết hợp với các từ tiếng anh để gây sự chú ý của khách hàng.
Hộ kinh doanh phải thực hiện những nghĩa vụ gì?
Một khi đã thực hiện theo hình thức hộ gia đình thì các chủ hộ phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được đề ra. Phải đáp ứng đủ điều kiện khi kinh doanh các ngành nghề theo quy định của pháp luật. Phải đảm bảo, duy trì được điều kiện về vốn trong suốt quá trình hoạt động.
Thực hiện kê khai thuế và nộp thuế theo đúng yêu cầu, thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định của pháp luật. Đảm bảo được quyền lợi và lợi ích cho người lao động theo đúng luật lao động. Chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn được pháp luật đề ra.
Thực hiện đầy đủ các hoạt động đăng ký, các hoạt động thay đổi, công khai đầy đủ những thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh. Các hộ phải đảm bảo rằng kê khai thông tin một cách trung thực, chính xác. Nếu như thực hiện trái với quy định, làm giả giấy tờ… thì sẽ bị thu hồi giấy phép và xử phạt hành chính.
Một vài lưu ý cần nhớ khi thành lập hộ kinh doanh
Khi thực hiện các công việc buôn bán hay sản xuất theo hình thức này thì tất cả các chủ hộ cần phải lưu ý một số điều nhất định. Trước hết chúng ta cần phải chú ý đến các cột mốc thời gian đăng ký.
Từ năm 2010 trở đi trong khoảng 10 ngày kể từ khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì các chủ gia đình cần thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung trong giấy chứng nhận tại ủy ban nhân dân cấp huyện. Với những cơ sở cố ý giả mạo giấy tờ, không nộp thuế theo đúng quy định sẽ bị ngừng hoạt động trong 6 tháng liên tục và nặng hơn là nghiêm cấm hoàn toàn việc buôn bán hay sản xuất sau đó.
Kết luận
Hộ kinh doanh là hình thức đang chiếm tỷ lệ lớn trên thị trường hiện nay. Nó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế nước ta giúp đáp ứng được nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng. Hy vọng bài viết trên cũng phần nào đem đến cho người đọc những thông tin cần thiết và hữu ích nhất.