Khi nhắc đến doanh nghiệp tư nhân chắc mọi người sẽ nghĩ ngay đến là loại hình doanh nghiệp do cá nhân tạo ra. Thật ra là đúng như vậy, mỗi cá nhân sẽ được quyền thành lập một doanh nghiệp của riêng mình. Vậy bạn có biết khái niệm và đặc điểm của loại hình kinh doanh này như thế nào không? Nếu bạn không biết hãy cùng chúng tôi đến với nội dung của bài viết sau đây.
Định nghĩa doanh nghiệp tư nhân là gì?
Doanh nghiệp tư nhân là một doanh nghiệp cho cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm với tất cả tài sản của mình trong hầu hết tất cả các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân không được phép phát hành cho mọi người bất kỳ loại chứng khoán nào.
Đối với loại hình doanh nghiệp này nói riêng và kinh tế tư nhân ở Việt Nam nói chung đều được thừa nhận rất muộn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Chỉ sau khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI kết thúc thì kinh tế tư nhân mới được thừa nhận, cùng với đó là sự xuất hiện của các văn bản pháp luật về kinh tế tư nhân.
Luật Doanh Nghiệp là những văn bản pháp lý rất quan trọng tạo cơ sở cho sự ra đời của hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh trong thời gian hiện nay. Loại hình doanh nghiệp này là một loại hình doanh nghiệp mang đầy đủ các hình thức của một doanh nghiệp nói chung.
Để hiểu về định nghĩa của doanh nghiệp tư nhân thì bạn cần phải nắm chắc các khái niệm về doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp năm 2014, loại hình doanh nghiệp này là một tổ chức kinh tế có tên riêng và có tài sản riêng được đăng ký kinh doanh theo những quy định ràng buộc của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Đặc điểm chỉ có ở doanh nghiệp tư nhân
Mỗi cá nhân ở Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài đều thỏa mãn các điều kiện để thành lập một doanh nghiệp. Hay nói cách khác loại hình doanh nghiệp này là một doanh nghiệp có một chủ và chủ sở hữu của doanh nghiệp là một cá nhân Việt Nam hoặc cá nhân có quốc tịch nước ngoài. Tính chất của loại hình doanh nghiệp này được thể hiện qua các khía cạnh sau:
Về vốn
Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ là người duy nhất bỏ vốn ra để thành lập doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp nắm giữ và tự có chịu trách nhiệm về nó. Chủ của loại hình doanh nghiệp này có thể tự bỏ vốn ra bằng tiền, vàng, ngoại tệ hay bản quyền sở hữu công nghiệp hay các quyền sử dụng đất để hình thành nguồn vốn cho doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của bản thân để thực hiện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư phải được kế toán ghi chép cẩn thận trong sổ kế toán. Trường hợp mà bạn giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn ban đầu mà bạn đã đăng ký thì bạn chỉ được quyền giảm vốn khi bạn đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
Về quyền quyết định đối với các hoạt động kinh doanh
Chủ của doanh nghiệp này sẽ là người quyết định duy nhất về tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như là đầu tư vào cái gì, sản xuất sản phẩm nào, bán ra thị trường bao nhiêu,… không bị bất kỳ ai chi phối mà chỉ tuân thủ các quy định của pháp luật.
Điều này khiến cho doanh nghiệp này khác với doanh nghiệp nhiều chủ vì các doanh nghiệp đó quyết định về hình thức kinh doanh phải thông qua ý kiến của các cổ đông mới tiến hành được.
Về quyền quản lý điều hành doanh nghiệp tư nhân
Chủ doanh nghiệp sẽ có quyền điều hành đối với tất cả các nhân viên. Cụ thể là doanh nghiệp có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý và điều hành doanh nghiệp. Trường hợp thuê người khác làm giám đốc điều hành phải được đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với tư cách là chủ sở hữu.
Về quyền tiêu thụ lợi nhuận và trách nhiệm chịu rủi ro
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn bộ quyết định việc sử dụng lợi luận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính. Đồng phải phải gánh chịu mọi rủi ro do phát sinh đột xuất từ hoạt động kinh doanh mà không được bất kỳ ai chia sẻ.
Với việc phải gánh chịu toàn bộ rủi ro phát sinh của doanh nghiệp sẽ không thích hợp với các loại hình kinh doanh có rủi ro cao vì có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị phá sản.
Về quyền cho thuê của doanh nghiệp tư nhân
Chủ sở hữu có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình với tư cách là chủ của tài sản. Nhưng vì doanh nghiệp này là một chủ thể kinh doanh có nhiều mối quan hệ với khách hàng với các chủ thể có liên quan khác nên về thủ tục, chủ doanh nghiệp phải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao của hợp đồng cho thuê có công chứng từ cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
Trong thời hạn cho thuê chủ doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là một chủ sở hữu. Trong đó quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê.
Như vậy mặc dù không trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh mà cho người khác thuê doanh nghiệp của mình, chủ doanh nghiệp với tư cách là chủ sở hữu vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi cho người khác thuê.
Về quyền bán doanh nghiệp tư nhân
Chủ doanh nghiệp được quyền bán doanh nghiệp của bản thân cho người khác. Cũng giống như khi cho thuê chủ doanh nghiệp có quyền bán các tài sản khác thuộc quyền sở hữu của mình. Tuy nhiên về thủ tục thì chủ sở hữu phải làm các việc sau.
Chậm nhất là 15 ngày trước khi chuyển giao doanh nghiệp của mình cho người mua, chủ doanh nghiệp có bổn phận phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải nêu rõ các thông tin như sau tên, địa điểm kinh doanh, tên và địa chỉ của người mua, tổng số nợ chưa thanh toán,…
Sau khi bán doanh nghiệp chủ doanh nghiệp vẫn còn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện. Trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ đã có thỏa thuận trước đó.
Về quyền tạm ngừng kinh doanh
Chủ doanh nghiệp được quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên về thủ tục chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản về thời gian ngừng và thời gian tiếp tục kinh doanh cho cơ quan có thẩm quyền biết.
Việc thông báo này không chỉ giúp các cơ quan đăng ký kinh doanh quản lý hoạt động của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp được miễn hoặc giảm thuế trong khoảng thời gian tạm ngừng.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số tiền thuế còn nợ và tiếp tục thanh toán các khoản nợ của mình, và sau đó là hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đăng ký kết với người lao động và khách hàng. Trừ trường hợp chủ doanh nghiệp và khách hàng hàng hoặc người lao động đã thỏa thuận trước đó.
Những ưu điểm nổi bật của doanh nghiệp vốn tư nhân
Trước khi thành lập một doanh nghiệp tư nhân chủ đầu tư cần phải nắm kỹ những ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này cụ thể là doanh nghiệp tư nhân do chỉ có một chủ sở hữu nên chủ đầu tư hoàn toàn chủ động trong việc xử lý tất cả các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp.
Chủ sở hữu doanh nghiệp cũng đồng thời là đại diện pháp lý cho doanh nghiệp. Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán doanh nghiệp của bản thân cho người khác. Và do chế độ trách nhiệm vô hạn nên việc thành lập doanh nghiệp ít bị ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
Và đặc biệt là cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản để chủ đầu tư có thể thích nghi. Ưu điểm cuối cùng của loại hình doanh nghiệp này là do chế độ trách nhiệm vô hạn nên được pháp luật quy định giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo được sự tin tưởng đối với các đối tác đầu tư và rất dễ dàng cho việc huy động vốn hay là hợp tác để kinh doanh.
Trách nhiệm của chủ đầu tư doanh nghiệp tư nhân
Chủ doanh nghiệp tư nhân phải tự chịu trách nhiệm vô thời hạn về các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh. Trách nhiệm vô thời hạn được hiểu nôm na là trách nhiệm về tài sản của chủ doanh nghiệp mà không bị ràng buộc bởi vốn đầu tư doanh nghiệp.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu công việc làm ăn bị thua lỗ, chủ đầu tư phải đem toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đem đi trả nợ. Như vậy trách nhiệm vô hạn cũng không tránh được những rủi ro cho chủ đầu tư.
Lý do chủ doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh là vì ở loại hình doanh nghiệp này tài sản đầu tư và tài sản khác của doanh nghiệp không có sự minh bạch rõ ràng.
Hai loại tài sản trên có cùng một chủ sở hữu và lợi ích của nó đem đến là thống nhất. Chính vì thế, doanh nghiệp không đủ điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy định Bộ Luật dân sự. Chủ sở hữu phải chịu toàn bộ trách nhiệm của một thể nhân là trách nhiệm vô hạn.
Thời điểm chủ sở hữu bắt đầu phải gánh chịu trách nhiệm vô hạn là thời điểm doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và tiến hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, thời điểm chủ sở hữu bị áp dụng chế độ trách nhiệm vô hạn là thời điểm doanh nghiệp được công bố phá sản mà tài sản còn lại không đủ để thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ.
Lời kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về doanh nghiệp tư nhân mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về tất cả các hình thức kinh doanh của doanh nghiệp này. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh thì còn chần chừ gì mà không thử. Chúc bạn may mắn và thành công trên con đường kinh doanh của mình.