Một doanh nghiệp luôn cần nhiều chiến lược Marketing cho từng giai đoạn khác nhau của sản phẩm, dịch vụ. Có được một chiến lược được hoạch định hiệu quả và đem lại lợi ích cao là mục tiêu mà các doanh nghiệp hay thương hiệu nhắm tới. Tiến hành quá trình thực hiện ra một chiến lược có thể thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng trong thị trường một cách hiệu quả.
Thế nào là chiến lược marketing cho doanh nghiệp
Chiến lược marketing là tập hợp các mục tiêu của doanh nghiệp được hiện thực hóa bằng một kế hoạch cụ thể và rõ ràng, với mục tiêu tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp. Chiến lược marketing thường tập trung vào việc kết hợp sản phẩm để thu được lợi nhuận cao nhất.
Nói cách khác, chiến lược tiếp thị là một bản kế hoạch được đầu tư để tạo ra ý tưởng và hành động quảng bá cho sản phẩm hay dịch vụ để tạo ra lợi nhuận. Chiến lược marketing sẽ ảnh hưởng đến điều hành của doanh nghiệp, vì vậy cần lập kế hoạch và phát triển thông qua tham vấn của nhiều người. Đây là công cụ để lập kế hoạch chiến lược toàn diện và có phạm vi rộng.
Chiến lược tiếp thị đặt ra những phương hướng và mục tiêu tổng thể cho các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Khác với kế hoạch marketing là phác thảo ra các hành động cụ thể sẽ thực hiện cho chiến lược về marketing của mình. Chiến lược này có thể được phát triển trong vài năm tới, trong khi kế hoạch marketing thì thường mô tả các chiến thuật cần đạt được trong năm hiện tại.
Chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm là những quyết định cho một kế hoạch cấp cao do chính quản lý đưa ra, chiến lược sản phẩm sẽ mô tả hàng loạt các hành động hướng đến sự thành công cuối cùng của một sản phẩm mục tiêu của doanh nghiệp.
Chiến lược phải trả lời được các câu hỏi: Sản phẩm này phục vụ cho ai, nó sẽ mang lại lợi ích gì cho người tiêu dùng và mục tiêu của công ty với sản phẩm này trong suốt vòng đời của nó.
Thiết lập chiến lược sản phẩm nghĩa là vạch ra cách mà sản phẩm sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Nó mô tả vấn đề sản phẩm sẽ được giải quyết và tác động của nó đối với khách hàng lẫn công ty.
Chiến lược giá
Chiến lược giá là chiến lược hay chiến thuật mà các doanh nghiệp sẽ sử dụng để tìm ra định giá cho sản phẩm cụ thể nào đó. Chiến lược giá sẽ giúp tổ chức đạt được mục tiêu về chiến lược Marketing bằng cách đặt ra các phương hướng về giá thành cho sản phẩm hay dịch vụ hợp lý trong một thời điểm xác định.
Chiến lược kênh
Chiến lược kênh là một bộ tài liệu chi tiết, nhằm triển khai và định hướng quá trình cung ứng hàng hoá ra thị trường. Chúng bao gồm mô hình kênh phân phối, hướng dẫn, quy định và chính sách. Mục tiêu của chiến lược kênh là phổ biến sản phẩm, từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng.
Chiến lược xúc tiến
Xúc tiến bán hàng luôn được đánh giá cao về vai trò. Chiến lược xúc tiến là một hoạt động liên quan trực tiếp đến việc lan truyền, quảng cáo thông tin về sản phẩm, dịch vụ để nâng cao hình ảnh cho thương hiệu, tăng sự tin cậy và thuyết phục đến khách hàng. Có thể nói, xúc tiến chính là tiền đề để chiến lược định vị thương hiệu thành công hơn.
Vai trò của việc xây dựng tốt chiến lược quảng cáo
Không đơn giản mà mọi người xem trong việc thực hiện một chiến lược marketing cho sản phẩm của mình. Có một số vai trò quan trọng để chiến lược có thể tạo ra được hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Marketing tốt giúp doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu
Hoạt động xây dựng thương hiệu là một hoạt động vô cùng quan trọng của các doanh nghiệp. Thương hiệu của doanh nghiệp có thể bán được sản phẩm hay dịch vụ với giá cao hơn với lòng tin lớn hơn của khách hàng. Những thương hiệu lớn như Apple hay Cocacola có giá trị thương hiệu lên đến hàng trăm tỉ đô la.
Chiến thuật Marketing giúp doanh nghiệp lên ý tưởng cốt lõi thương hiệu, xác định tính cách thương hiệu, xây dựng ra bộ nhận diện thương hiệu cũng như là thực hiện các hoạt động truyền thông đưa thông tin về thương hiệu đến khách hàng.
Truyền tải thông tin qua các chiến lược về Marketing
Hoạt động truyền thông là hoạt động chiếm tỷ trọng rất lớn trong marketing. Chúng bao gồm các hoạt động quảng cáo (ngoài trời, trong nhà, báo chí, công cụ quảng cáo online như Google Ads, Facebook Ads,…). Các hoạt động về PR, các hoạt động cho khuyến mãi để kích thích doanh thu hoặc những hoạt động tối ưu hóa website (SEO) để trang web của công ty xuất hiện trên trang nhất của Google Search…
Với sự phát triển của công nghệ, hoạt động truyền thông ngày càng phong phú và đa dạng, phá vỡ rào cản truyền thống như ranh giới địa lý, quốc gia.
Doanh thu tăng từ chiến lược Marketing hiệu quả
Có một điều kiện tiên quyết trong marketing chính là việc phải tạo ra giá trị lợi nhuận cho cá nhân, doanh nghiệp tối đa nhất. Marketing không chỉ đáp ứng những nhu cầu của khách hàng mà còn mở rộng ra phạm vi tiếp cận, giúp cho nhiều người biết đến sản phẩm của doanh nghiệp hơn.
Từ đó góp phần gia tăng cơ hội đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng nhiều hơn. Một chiến lược marketing tốt sẽ góp phần gia tăng doanh thu và đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Quy trình xây dựng nên chiến lược marketing
Giống như bất kỳ các công việc khác, để chiến lược Marketing đạt được hiệu quả tốt thì doanh nghiệp cần phải xây dựng một bản kế hoạch cụ thể và rõ ràng. Để xây dựng thành công các chiến lược về Marketing cơ bản cần phải thực hiện các bước sau đây:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu và hình thành mục tiêu
Bước 1: Xác định đúng mục tiêu mà chiến lược marketing nhắm tới
Thực tế, bất kỳ một chiến lược nào cũng có thể có một hoặc nhiều hơn mục tiêu. Cụ thể: Thương hiệu (mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng, định vị thương hiệu, cảm nhận về giá trị mà sản phẩm mang lại,…); Sản phẩm; Doanh số bán hàng; Chỉ tiêu tài chính (lãi gộp, doanh thu); Vị trí trên thị trường (mức độ thâm nhập trên thị trường, thị phần của doanh nghiệp,…).
Bước 2: Tìm hiểu, nghiên cứu và bắt đầu tiến hành phân tích về thị trường
- Nghiên cứu và phân tích khách hàng của chính doanh nghiệp.
- Nghiên cứu và phân tích những đối thủ cạnh tranh có trên thị trường.
- Có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu hỗ trợ cho thực hiện chiến lược như: SWOT, Pestle, Ansoff,…
Bước 3: Xác định cụ thể phân khúc thị trường và thị trường mục tiêu nhắm đến
Dựa vào những thông tin đã có được, bắt đầu tiến hành xác định nhánh phân khúc theo hành vi hoặc nhu cầu của khách hàng.
Ở bước này, doanh nghiệp có thể sử dụng ma trận Directional Policy Matrix (DPM) để tiến hành đánh giá chung những gì mà thị trường hiện có. Từ đó, lựa chọn được chính xác thị trường mục tiêu cần hướng đến.
Giai đoạn 2: Thực hiện và theo dõi từng bước của quá trình
Bước 4: Xây dựng những loại chiến lược tiếp thị phù hợp với mục tiêu ở giai đoạn 1.
Các chiến lược marketing thường sẽ bao gồm các chiến lược nhỏ như: Chiến lược về thương hiệu; Chiến lược hỗ trợ kỹ thuật; Chiến lược về giá; Chiến lược kênh marketing; Chiến lược hậu cần kho vận; Chiến lược con người; Chiến lược giá trị khách hàng; Chiến lược truyền thông; Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm (USP); …
Bước 6: Lên kế hoạch triển khai và tiến hành thực hiện chiến lược đã đề ra
Bắt đầu thực hiện một số kế hoạch đã đề ra như là: Kế hoạch dự trù bán hàng, kế hoạch tổ chức kênh, kế hoạch đầu tư vốn, kế hoạch đặt hàng và giao hàng, kế hoạch truyền thông marketing, kế hoạch marketing, kế hoạch liên quan đến bán hàng, …
Bước 7: Theo dõi và thực hiện sát sao từng giai đoạn của chiến lược
Sau khi có được bảng kế hoạch chi tiết, doanh nghiệp cần phải xây dựng những quy chuẩn để có thể đánh giá tiến độ. Đồng thời, tiếp nhận các phản hồi để rút ra kinh nghiệm điều chỉnh kịp thời và cải tiến thông qua:
- Phân tích về các phản hồi của khách hàng cho những mục đích trong chiến lược.
- Mục tiêu của từng giai đoạn.
- Chỉ tiêu phấn đấu của từng mục tiêu.
Những lưu ý khi xây dựng các chiến lược về marketing
Bên cạnh việc có một chiến lược tiếp thị tốt và chi tiết thì cần phải có những bước cẩn trọng, lưu ý ở từng giai đoạn để chiến lược đưa ra được hoạt động hiệu quả hơn, tránh tình trạng sai sót làm thất thoát doanh thu của doanh nghiệp.
Xác định mục tiêu kinh doanh trong chiến lược Marketing
Điều chỉnh chiến lược tiếp thị để phù hợp với từng mục tiêu kinh doanh đã nêu trong bản kế hoạch kinh doanh. Sau đó hãy xác định ra một tập hợp những mục tiêu marketing để hỗ trợ chúng. Mục tiêu dành cho kinh doanh có thể là:
- Nâng cao nhận thức về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp mình.
- Bán được nhiều sản phẩm hơn từ một nhà cung cấp nhất định
- Tiếp cận được nhiều phân khúc khách hàng mới, tiềm năng.
Khi đặt mục tiêu, điều quan trọng là phải nhắm ra được mục tiêu càng nhiều càng tốt để có thể đo lường hiệu quả kết quả so với những gì đã đặt ra để đạt được. Một tiêu chí đơn giản để thiết lập các mục tiêu đó là phương pháp SMART.
Cụ thể hóa mục tiêu trong chiến lược Marketing
Xác định được một tập hợp gồm những mục tiêu tiếp thị cụ thể dựa trên những mục tiêu kinh doanh. Những mục tiêu này sẽ trở thành động lực thúc đẩy và cho phép doanh nghiệp theo dõi con đường thành công của mình.
Ví dụ về mục tiêu tiếp thị trong chiến lược Marketing là bao gồm: làm tăng khả năng thâm nhập thị trường hay phát triển thị trường. Những mục tiêu marketing này có thể là dài hạn và mất vài năm để đạt được thành công. Tuy nhiên, chúng cần phải rõ ràng và có thể đo lường được và khung thời gian để đạt được thành tích cụ thể.
Nghiên cứu thị trường cho chiến lược Marketing
Nghiên cứu là một phần thiết yếu trong việc xây dựng chiến lược về marketing. Cần thu thập thông tin về thị trường của doanh nghiệp, ví dụ như quy mô hay tốc độ tăng trưởng, xu hướng xã hội và nhân khẩu học. Điều quan trọng trong chiến lược Marketing là việc theo dõi thị trường để có thể nắm bắt được bất kỳ thay đổi nào theo thời gian, từ đó dẫn đến chiến lược vẫn phù hợp và nhắm đến mục tiêu thuận lợi.
Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp và phân bổ ngân sách
Sau khi đã xác định ra được mục tiêu mà doanh nghiệp cần phải đạt được. Bắt tay vào hiện thực hóa chúng ra ngoài đời thực. Đầu tiên xác định ngân sách của doanh nghiệp dựa trên tình hình thực tế. Từ con số cụ thể mà có thể phân bổ nguồn lực và ngân sách cho từng kênh truyền thông, phân phối.
Một số kênh về Marketing mà có thể sử dụng tốt và hiệu quả như: Facebook Ads, Google Ads, Email Marketing, SMS Marketing, Website, SEO.
Kết luận
Chiến lược Marketing thành công sẽ mang lại cho doanh nghiệp những cơ hội mới, lợi ích đạt được cao. Từ đó, gia tăng độ nhận diện thương hiệu trong thị trường cũng như là nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh.