Chi phí cơ hội là một trong những khái niệm mà bạn phải tìm hiểu nếu muốn bước vào con đường kinh doanh. Hiểu nôm na thì đây là một loại phí mà bạn phải trả cho cơ hội lựa chọn của mình. Vậy nó được sử dụng để làm gì, ứng dụng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ những câu hỏi đó.
Chi phí cơ hội là gì và được tính như thế nào?
Có hai phương án A và B, dù chọn phương án nào thì người kinh doanh đều phải bỏ ra một chi phí nhất định. Nếu chỉ xét riêng về mặt kinh tế, thì chi phí này thường không gây quá nhiều hao tổn, bởi mất cái này sẽ được cái khác. Chỉ cần người đưa ra sự lựa chọn biết cân nhắc xem lựa chọn nào sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn thì sẽ không bao giờ bị lỗ.
Giải nghĩa chi phí cơ hội
Giải thích cụ thể hơn thì chi phí cơ hội là số tiền mà bạn mất đi/phải trao đi khi đưa ra một sự lựa chọn. Ví dụ như trong sự lựa chọn A và B, chủ doanh nghiệp chọn A, như vậy là họ đã bỏ lỡ mất cơ hội chọn B. Và khi tiến hành A, người chủ đó phải bỏ ra một số tiền để thực hiện nó. Có thể nói rằng, loại chi phí này xuất hiện khi người ta đánh đổi một sự lựa chọn, chọn cái này sẽ phải bỏ qua cái khác.
Chi phí này chính là giá trị của phương án không được chọn – thứ mà chủ doanh nghiệp đã bỏ lỡ. Chính vì vậy, người ta cho rằng loại chi phí này như một loại hao tổn, như “cái giá phải trả” trong đời sống hằng ngày. Không nhất thiết chi phí này phải được xác định bằng tiền, nó có thể là tinh thần, là cơ hội, là kinh nghiệm.
Cách tính chuẩn nhất cho người mới
Trong kinh doanh, người ta dùng công thức cụ thể để tính chi phí này được chuẩn xác, nhằm đưa ra sự lựa chọn hợp lý. Công thức bao gồm 3 ký hiệu, FO là lợi nhuận mà sự lựa chọn không được chọn đem lại, CO là lợi nhuận đến từ sự lựa chọn của bạn và OC là chi phí cuối cùng.
Công thức cụ thể là OC = FO – CO. Công thức đơn giản này được áp dụng từ các công ty lớn, nhỏ đến các cá nhân khi đứng trước các sự lựa chọn có thể đem lại giá trị (tiền bạc, tinh thần, vật chất,…).
Để dễ hiểu hơn, ví dụ bạn có 10 triệu trong tay, nếu mua tôm về thả ao nuôi thì ước tính lợi nhuận 20 triệu, nếu mua ngao thì lợi nhuận là 15 triệu. Trong trường hợp này, mua tôm là lựa chọn hấp dẫn hơn, nhưng bạn vẫn mua ngao. Như vậy chi phí cơ hội sẽ là: 20 – 15 = 5 triệu.
Một số ví dụ cụ thể
Đây là một loại chi phí khá thú vị, không chỉ áp dụng trong kinh doanh mà còn có ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực đời sống. Để mọi người có thể hiểu hơn về chi phí này, dưới đây là một số ví dụ cụ thể.
Ví dụ 1: Một xã đứng trước sự lựa chọn xây bệnh viện hay trường học. Xã này đã chọn xây trường học, như vậy, xã đã bỏ qua sự lựa chọn là bệnh viện, chi phí thuộc cơ hội của xã này chính là giá trị mà bệnh viện đem lại.
Ví dụ 2: Cụ thể hơn, trong kinh doanh, một người đàn ông có ý định kinh doanh vào mặt hàng thuốc lá, dự tính ông có thể lãi 10 triệu/tháng nhờ vào mặt hàng này. Đây là sự lựa chọn vô cùng hấp dẫn, tuy nhiên, ông lại chọn phương án khác là đầu tư vào xe đạp để cho thuê, dự tính lãi 7 triệu/tháng. Theo ông này, việc đầu tư vào xe đạp sẽ cố định hơn và lâu dài hơn, dù lợi nhuận không bằng. Vậy chi phí cơ hội chính là giá trị chênh lệch giữa 10 triệu và 7 triệu đó.
Đặc điểm của chi phí cơ hội trong kinh tế vĩ mô
Xét về góc độ kinh tế, một doanh nghiệp luôn phải đưa ra rất nhiều sự lựa chọn về đầu tư, đơn giản như đầu tư vào mặt hàng gì, kết hợp với công ty nào,… Nhất là trong thời buổi hiện nay, các công ty, tập đoàn liên tục liên kết với nhau để tạo ra lợi nhuận siêu khủng. Đến các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng luôn có nhiều sự lựa chọn để phát triển. Vậy chi phí cơ hội sẽ giúp ích gì cho doanh nghiệp?
Ưu điểm nổi bật của loại chi phí này
Đầu tiên, có thể khẳng định rằng chi phí cơ hội sẽ giúp chủ doanh nghiệp nhận ra được cơ hội mà mình bỏ lỡ. Nó sẽ khiến bạn phải cân đo đong đếm lâu hơn, sao cho sự lựa chọn đưa ra là hợp lý nhất. Bạn sẽ đứng trước nguy cơ đánh mất giá trị mà phương án khác đem lại, chính vì vậy mà bạn sẽ phải cố gắng nhiều hơn cho sự lựa chọn của mình, sao cho nó đem lại lợi nhuận lâu dài.
Điều thứ hai là chi phí này giúp bạn so sánh được giữa các sự lựa chọn với nhau. Nó sẽ khiến các chủ doanh nghiệp cân bằng được lợi ích và từ đó thấy được rằng sự lựa chọn còn lại chắc chắn là sự lựa chọn mà bạn đã suy xét rất lâu mới có được. Có thể nói rằng, chi phí này giúp chủ doanh nghiệp đưa ra được những lựa chọn sáng suốt.
Ví dụ như một người đàn ông A đang đứng trước sự lựa chọn gửi tiền tiết kiệm hay đầu tư vào một công ty với cách thức chơi chứng khoán. Chi phí cơ hội trong trường hợp này là giá trị của 1 trong hai sự lựa chọn, nghĩa là tiền lãi hoặc lợi nhuận đầu tư. Nhờ tính được chi phí này mà ông A đưa ra được sự lựa chọn lâu dài hơn, hiệu quả và an toàn hơn.
Một số nhược điểm của chi phí
Nhược điểm lớn nhất của loại chi phí này là khiến cho chủ doanh nghiệp mất thời gian suy tính. Nếu là sự lựa chọn đơn giản như gửi tiền, đầu tư ngắn hạn thì có thể tính toán nhanh chóng được. Nhưng nếu sự lựa chọn đó là một sự kết hợp làm ăn giữa các công ty với nhau thì rất khó để đo lường xem liệu chi phí cơ hội là bao nhiêu, giá trị giữa các sự lựa chọn chênh lệch như thế nào. Đây là điều vô cùng khó khăn và mất thời gian.
Nhược điểm thứ hai là chi phí này không giúp ích nhiều cho những người không kiên định. Nếu không xét đến chi phí, họ có thể dễ dàng lựa chọn, nhưng một khi có sự xuất hiện của chi phí cơ hội thì sự lựa chọn trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Họ sẽ không thể từ bỏ một sự lựa chọn để đến với cái khác khi nhìn thấy giá trị mà cả hai đem lại.
Nhược điểm thứ ba là chi phí cơ hội được xác định dựa trên giá trị của sự lựa chọn bị bỏ lỡ, vì vậy nó sẽ không được đưa vào hạch toán để xác định lợi nhuận của công ty. Bên cạnh đó, chi phí này chưa phát sinh, tất cả chỉ nằm trên dự tính nên khó để nắm bắt con số chuẩn xác.
Tầm quan trọng trong kinh doanh của loại chi phí này
Giá trị của một sự lựa chọn khi bị bỏ lỡ không chỉ là tiền bạc mà còn có thể là mối quan hệ, thời gian, kinh nghiệm và nhiều thứ khác. Chi phí này xác định giá trị mà bạn đã bỏ lỡ khi đưa ra sự lựa chọn, trong kinh doanh, nó đóng một vai trò khá lớn trong việc lên kế hoạch và quản lý tài chính.
Bất kỳ một sự lựa chọn nào đều có sự xuất hiện của chi phí cơ hội. Dù nó có thể nằm dưới dạng vật chất hay tinh thần. Vì vậy, việc bạn nhận thức được về loại chi phí này sẽ giúp bạn có được những đánh giá có ích cho sự nghiệp của mình. Bạn sẽ phải đối mặt với tất cả những gì mà bạn đã không lựa chọn. Nhờ có sự hoạch định của chi phí mà giờ đây, chủ doanh nghiệp đã lường trước được giá trị mà các sự lựa chọn đem lại.
Nếu một công ty đổ tài chính và duy nhất một sự lựa chọn mà không có sự suy xét hay tính toán kỹ lưỡng thì công ty đó sẽ đứng trước nguy cơ phải chịu khoản chi phí cho sự bỏ lỡ rất lớn. Thay vào đó, nếu sử dụng một cách khôn khéo tài chính sẵn có, nhìn vào thứ có lợi nhuận hơn, bền vững, an toàn thì sẽ giảm thiểu khả năng chịu thua lỗ.
Ứng dụng chi phí cơ hội trong đầu tư chứng khoán
Đầu tư vào chứng khoán là một cách giữ tiền mà nhiều người lựa chọn, thay vì gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Khi biết cách tính toán loại chi phí của sự bỏ lỡ này, bạn sẽ có được những lựa chọn tốt hơn. Vậy cụ thể có thể ứng dụng chúng như thế nào?
Tính toán lợi nhuận
Giữa hai sự lựa chọn, bạn áp dụng theo công thức tính chi phí cơ hội đã giới thiệu ở trên. Nếu kết quả ra một số dương, nghĩa là sự lựa chọn mà bạn định chọn không tạo ra lợi nhuận bằng sự lựa chọn bạn định bỏ lỡ. Nếu nó ra một con số âm, nghĩa là ngược lại. Trong chứng khoán, rất khó để nắm bắt lợi nhuận là bao nhiêu, vì vậy hãy đầu tư vào tập đoàn mà bạn nhìn nhận thấy có khả năng phát triển hơn.
Cân nhắc trước mọi sự lựa chọn
Vì chi phí này chưa phát sinh, nó vẫn nằm trên dự tính nên tốt nhất người chuẩn bị đầu tư nên tìm hiểu thật kỹ cả hai sự lựa chọn. Riêng trong chứng khoán, có thể tìm hiểu về công ty, tình hình hoạt động, lợi nhuận công ty, độ uy tín trước khi xuống tay rót tiền vào cổ phiếu tại đây.
Tạo mồi chi phí để tính toán
Tạo mồi chi phí chính là đầu tư vào cả hai sự lựa chọn với số lượng rất nhỏ, để biến chi phí cơ hội trở thành chi phí thực, từ đó bạn có thể dễ dàng so sánh lợi nhuận mà nó đem lại. Các sự lựa chọn về sau cũng dễ dàng và đúng đắn hơn, không chỉ thế, việc đầu tư vào sự lựa chọn còn lại dù không đem lại nhiều lợi nhuận bằng nhưng số tiền tổn thất cũng sẽ không nhiều. Rất xứng đáng để biến chúng trở thành một phép thử.
Kết luận
Bài viết trên đã đem đến toàn bộ thông tin, khái niệm và các vấn đề liên quan đến chi phí cơ hội trong kinh doanh. Khi bạn tính toán được loại chi phí này, bạn sẽ có được những sự lựa chọn đúng đắn, hãy vận dụng nó để có được những hướng đi sáng suốt nhất nhé.