Kế hoạch kinh doanh vốn là một điều kiện cần và đủ đối với mọi cá nhân đã hoặc đang bắt đầu quá trình kinh doanh. Việc lên kế hoạch rõ ràng sẽ giúp tổ chức thu hút được nhiều sự chú ý từ giới đầu tư và thị trường. Vậy hãy cùng tìm hiểu kỹ càng từng bước thực hiện kinh doanh sao cho giai đoạn bắt đầu được diễn ra một cách trơn tru nhất.
Bạn hiểu gì về một kế hoạch kinh doanh chuẩn?
Kế hoạch kinh doanh là tổng hợp của rất nhiều tài liệu, thông tin, biểu đồ thể hiện chi tiết tiến trình hoạt động cho lĩnh vực sắp tới. Đối với những businessman, việc lập ra kế hoạch trước khi thực hiện luôn là một thói quen được hình thành từ rất lâu nhằm giúp họ nhận thức được tình hình kinh doanh đang diễn ra.
Việc lập ra mọi kế hoạch trong kinh doanh đều bao gồm 3 bước cơ bản: Yêu cầu bạn xác định mục tiêu hướng đến, nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, xây dựng chiến lược cụ thể. Mỗi lĩnh vực kinh doanh đương nhiên sẽ có bảng kế hoạch riêng, tập trung hướng đến những đặc trưng của hoạt động đó để gia tăng mức độ thành công.
Mọi đối tượng đều có khả năng lập ra kế hoạch kinh doanh cho riêng mình, tùy vào vị trí đảm nhiệm trong công ty và chỉnh sửa các chi tiết sao cho phù hợp. Hơn nữa, mức độ quan trọng của mọi bảng kế hoạch đều là như nhau, đều đóng vai trò chủ chốt trong việc đưa ra quyết định trong tương lai.
Giả sử một công ty tiến hành kinh doanh nhưng không hề thực hiện và điều chỉnh các hoạt động theo kế hoạch nhất định. Chỉ trong thời gian ngắn, đơn vị đó sẽ dần bị mất phương hướng, quá trình kinh doanh ngày càng sa sút và không đạt được mục tiêu đặt ra.
Tại sao chúng ta cần lên kế hoạch kinh doanh?
Việc lập kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh bao giờ cũng là một yếu tố tiên quyết cho hầu hết các doanh nghiệp trên bước đường hoạt động của mình. Dù là đơn vị đang trong giai đoạn khởi nghiệp hoặc đã có nhiều kinh nghiệm, kế hoạch hay chiến lược kinh doanh vẫn được họ chú trọng ở từng chi tiết nhỏ nhất.
Kế hoạch rõ ràng sẽ giúp công ty vạch ra đường lối hoạt động đúng đắn, từ đó đem đến nhiều thành tích hơn trong kinh doanh. Hơn nữa, kế hoạch còn bao gồm cả phạm vi tài chính, thời gian và nguồn lực nhân sự, những yếu tố này giúp doanh nghiệp cơ bản xác định được những vấn đề mình cần chú trọng phát triển.
Không những thế, việc show ra một bản kế hoạch hoàn chỉnh còn giúp đơn vị thu hút thêm nhiều nguồn đầu tư từ bên ngoài. Ngầm khẳng định tầm nhìn và sức lãnh đạo của công ty đối với thị trường, thể hiện khả năng, kinh nghiệm khi phải tiếp xúc với nhiều đối thủ mạnh mẽ khác.
Kế hoạch kinh doanh còn có khả năng dự đoán trước khó khăn và rủi ro công ty sắp gặp phải, từ đó đưa ra những phương hướng giải quyết phù hợp. Tiết kiệm được thời gian và chất xám của nhân viên, để họ tập trung tối đa năng lực vào công việc kinh doanh chính.
Quy tắc xây dựng kế hoạch đúng khoa học
Bất kể bạn lên kế hoạch xây dựng việc kinh doanh như thế nào, việc tuân thủ theo quy tắc cũng là một yêu cầu quan trọng và tuyệt đối không được bỏ sót. Trong trường hợp là startup càng phải chú ý hơn đến những nguyên tắc sau đây để có một quá trình khởi nghiệp bất bại.
Xây dựng chi tiết các kế hoạch trong kinh doanh
Các doanh nhân từng trải đã đưa ra một số lời khuyên cho những đối tượng sắp khởi nghiệp và xây dựng kế hoạch chi tiết là một trong số đó. Đối với họ, việc dành nhiều thời gian cho việc lên chiến lược sẽ không hề uổng phí nếu như nó được thực hiện đúng theo kết quả nghiên cứu từ thị trường.
Đa số, những bản kế hoạch trong kinh doanh càng chi tiết sẽ càng dễ dàng triển khai. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo sẽ không rơi vào tình trạng bí ý tưởng, không thể tìm cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề. Một kế hoạch chi tiết sẽ là một kế hoạch được vạch ra đầy đủ các bước thực hiện, bao gồm những dự tính về rủi ro và cách xử trí.
Tóm tắt báo cáo và thử nghiệm
Để chứng minh cho các nhà đầu tư, đối tác trong tương lai thấy rằng mình là một doanh nghiệp có tiềm năng, lãnh đạo phải thử nghiệm thành công một phần trong kế hoạch kinh doanh. Điều này sẽ giúp tạo dựng niềm tin với đối phương, khiến quá trình ký kết và hợp tác thêm phần trơn tru hơn.
Đặc biệt, bản kế hoạch được lập ra để kinh doanh phải được tóm tắt gọn gàng nhưng vẫn bao gồm đầy đủ những hoạt động. Vì theo khảo sát, không một đơn vị nào cảm thấy hứng thú với một sơ đồ chiến lược quá dài như tiểu thuyết. Thay vào đó, các đơn vị yêu cầu một phiên bản báo cáo mang tính toàn diện và súc tích hơn.
Bắt đầu với mục tiêu nhỏ
Biết rằng quá trình khởi nghiệp của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ gặp không ít khó khăn, tuy nhiên đó không phải là lý do khiến họ trở nên háo thắng không cần thiết. Tất cả các startup đều không nên đặt ra quá nhiều mục tiêu, thành tích mà bắt buộc công ty phải đạt được, điều này khiến các hoạt động bị rời rạc, thiếu liên kết.
Có hơn 40% startup bắt đầu thực hiện việc kinh doanh với mục tiêu giành vị trí cao trên thị trường nhưng kết quả không đạt được như mong muốn. Họ không những không khẳng định được vị trí của mình, mà còn đánh mất giá trị thương hiệu nếu so với nhiều tổ chức khác.
Chi tiết các bước lập kế hoạch trong kinh doanh
Về cơ bản, quá trình lập kế hoạch kinh doanh chỉ tóm gọn trong 3 bước, tuy nhiên đối với một startup thì cần thực hiện một cách chi tiết hơn. Hãy cùng tìm hiểu kỹ càng 5 bước và chọn lọc những dữ liệu cần thiết cho bản kế hoạch hoàn chỉnh.
Lập ý tưởng cho hoạt động kinh doanh
Bước đầu tiên cũng là quan trọng nhất trong tất cả các tiến trình lên kế hoạch, doanh nghiệp phải xác định được lĩnh vực hoạt động của mình trước khi bắt đầu quá trình thực hiện chiến lược. Việc này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các giai đoạn kinh doanh của công ty, đòi hỏi ở nhân lực sự sáng tạo trong việc lên ý tưởng.
Phân tích thị trường
Khái niệm phân tích thị trường yêu cầu công ty phải thực hiện nghiên cứu sâu về các vấn đề như đối tượng khách hàng, thị hiếu người dùng, tiền tệ, tiềm năng phát triển. Đặc biệt lưu tâm đến những yếu tố mang tính cạnh tranh khốc liệt để lập ra nước đi đúng đắn cho doanh nghiệp.
Phân tích kỹ càng tình hình của thị trường hiện tại sẽ giúp tổ chức nắm vững tính chất của lĩnh vực mình đang hoạt động, từ đó tự tin hơn khi trình bày với các đơn vị đầu tư. Để tăng tính chuyên nghiệp, lãnh đạo nên đưa ra những phương án giải quyết khi thị trường gặp biến động hoặc quá trình kinh doanh có rủi ro.
Quản lý và tổ chức nguồn nhân sự
Một công ty thành công sẽ không thể thiếu đi sự góp mặt của nguồn nhân lực dồi dào. Họ là yếu tố quan trọng dẫn đến việc kinh doanh trở nên suôn sẻ và theo đúng kế hoạch hơn. Việc sắp xếp và quản lý hệ thống nhân viên cũng cần phải được chú trọng, sao cho ai trong số họ cũng phát huy được hết khả năng làm việc của mình.
Kế hoạch kinh doanh thu hút tài chính
Tài chính đóng vai trò chủ chốt trong hầu hết các vấn đề kinh doanh của một công ty, nó được dùng để chi trả toàn bộ kinh phí trong quá trình hoạt động. Trong trường hợp, chiến lược không thể hiện rõ ràng tình hình tài chính, tổ chức sẽ có nguy cơ hao hụt và dẫn đến phá sản bất cứ lúc nào.
Lên kế hoạch cho chiến lược marketing hoàn chỉnh
Bước cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, chính là lập kế hoạch cho việc tiếp thị, tổ chức kinh doanh. Một sản phẩm tốt là chưa đủ, công ty phải biết cách chào hàng, quảng cáo để phổ biến thương hiệu của mình. Không những thế, chiến lược marketing tốt sẽ giúp bạn khẳng định được vị trí trong lòng khách hàng.
Nguyên tắc để đưa ra chiến thuật marketing trong bản kế hoạch kinh doanh phải bao gồm đầy đủ ba bước: segment (phân loại khách hàng), target (mục tiêu) và position (định vị thương hiệu). Tuy nhiên, kế hoạch này phải được thực hiện đúng với thời điểm, có khả năng viral cao để tiếp cận đến customer.
Những lưu ý đáng kể khi lập kế hoạch kinh doanh
Có rất nhiều lỗi sai được lặp lại liên tục trong quá trình lên kế hoạch kinh doanh cho từng công ty. Thông thường là do sự chủ quan của lãnh đạo, không tìm hiểu và khai thác kỹ càng thị trường, dẫn đến việc đánh giá sai tiềm năng và tầm nhìn của đơn vị.
Tất cả những thành viên trong doanh nghiệp bắt buộc phải hiểu tính chất công việc đang được thực hiện, hiểu mình cần và nên làm gì khi gặp những tình huống bất trắc. Đặc biệt ở các vị trí lãnh đạo, họ cần nắm các thông số quan trọng như doanh thu, lợi nhuận, nguồn vốn…
Kế hoạch kinh doanh phải mang tính linh hoạt, có thể thay đổi và chỉnh sửa tùy theo thời điểm. Không những thế, nhà đầu tư đòi hỏi ở nó một sự liên kết chặt chẽ, bám sát với lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh.
Kế hoạch hay chiến lược kinh doanh đều phải được thông qua các cổ đông, vị trí quan trọng trong công ty trước khi đưa vào thực hiện. Việc này sẽ giúp họ nắm được tình hình đang diễn ra trong đơn vị, từ đó đẩy nhanh quá trình hoàn thành tiến độ công việc.
Kết luận
Kế hoạch kinh doanh luôn là một yếu tố quan trọng và cần thiết đối với mỗi cá nhân khi bước đầu khởi nghiệp. Bạn có thể bắt đầu ở bất kỳ giai đoạn nào, tuy nhiên không thể thiếu bước lên kế hoạch nếu muốn việc kinh doanh được thành công hơn. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã tìm được kế hoạch trong kinh doanh phù hợp với lĩnh vực của mình.