5 hình thái kinh tế xã hội là hành trình dài mà xã hội loài người phải đi qua, không ngừng cải tiến và hoàn thiện. Những hình thái đó mang nhiều đặc trưng và tuần tự khác nhau, với sự thú vị chưa bao giờ ngưng lôi cuốn người đọc. Hãy cùng theo dõi để tìm hiểu xem liệu đó là 5 hình thái gì mà lại được mọi người đề cập nhiều đến thế.
5 hình thái kinh tế xã hội được định nghĩa như thế nào?
Hình thái kinh tế xã hội là một phạm trù chủ nghĩa lịch sử, hay còn được biết đến là chủ nghĩa duy vật biện chứng về xã hội. Để chỉ những xã hội mà loài người đã đi qua, đã ra sức xây dựng và phát triển nó trong một giai đoạn nhất định. Nếu không có những hình thái đó, con người sẽ không thể tồn tại và duy trì cho đến thời điểm này.
Dựa vào từng giai đoạn khảo sát và nghiên cứu, tính đến năm 2022, loài người đã bước qua 5 hình thái kinh tế xã hội, hiện đang ở hình thái kinh tế thứ năm. Mỗi hình thái đều là hệ thống hoàn chỉnh có cấu trúc phức tạp, khó phân tích. Chủ yếu tập trung vào lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
Lực lượng sản xuất – Hình thành 5 hình thái kinh tế xã hội
Lực lượng sản xuất là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành nên hình thái kinh tế xã hội, đóng vai trò làm nền tảng vật chất và cung cấp kỹ thuật cho chính giai đoạn đang tồn tại ấy. Khi lực lượng sản xuất càng phát triển mạnh mẽ, thì xã hội gắn liền với nó cũng sẽ phát triển theo.
Cắt nghĩa sâu sắc nhất về lực lượng sản xuất là toàn bộ những đối tượng có năng lực tham gia vào quá trình sản xuất của xã hội ở một thời đại cụ thể. Bên trong lực lượng sản xuất sẽ bao hàm cả tư liệu và sức lao động của những người tham gia vào lực lượng, sức lao động đóng vai trò chủ chốt.
Tuy nhiên, lực lượng sản xuất ở mỗi giai đoạn khác nhau, sẽ bị thay thế và tác động qua lại. Nên sẽ không cố định LLSX cho mọi quá trình thay đổi hình thái kinh tế. Do đó, phải cố gắng hình thành và góp phần làm cho lực lượng ở mỗi thời điểm ổn định, vững chắc để không bị đe dọa thay thế địa vị bởi những hình thái khác.
Kiến thức thượng tầng
Kiến trúc thượng tầng là một khái niệm trừu tượng được đề cập ở rất nhiều lĩnh vực và phạm trù kiến thức khác nhau. Rất khó để có thể khai thác và tiếp cận loại kiến trúc này bằng những phương pháp nghiên cứu thông thường.
Chỉ có thể hiểu kiến trúc thượng tầng luôn đi cùng với cơ sở hạ tầng và chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Tác động lại và tồn tại song song, không thể tách rời để bổ sung và làm đầy cho đối phương, điển hình là chúng đã kết hợp biết bao đời nay để kiến tạo ra 5 hình thái kinh tế xã hội.
Ngoài ra, có thể hiểu theo cách khái quát và sơ lược là toàn bộ những quan điểm liên quan đến chính trị, giáo dục, triết học, tôn giáo, nghệ thuật, tư tưởng của tất cả con người trong xã hội. Kiến trúc thượng tầng ám chỉ về hiện tượng, hoạt động và bộ mặt tinh thần, lý tưởng của hình thái kinh tế xã hội đang diễn ra.
Hình thái công xã nguyên thủy
Hình thái công xã nguyên thủy hay còn được gọi là xã hội cộng sản nguyên thủy, đây là hình thức đầu tiên và sơ khai nhất trong lịch sử của loài người. Những sự kiện diễn ra trong giai đoạn này, không được sử thi và sách vở ghi nhận lại. Bởi vì lúc đó, con người chưa đạt tới trình độ phát triển biết đến chữ viết và ngôn ngữ.
Tư liệu lao động chủ chốt vẫn còn ở trạng thái thô sơ, sử dụng những vật dụng được chế tạo từ thiên nhiên như đồ đá, gỗ, mũi giáo, để làm công cụ săn bắt hái lượm. Đặc biệt, ở giai đoạn này vẫn chưa có khái niệm của cải xuất hiện, hầu hết mọi người đều làm việc và ngang vai nhau trên mọi phương diện.
Đồng nghĩa với việc, cộng sản nguyên thủy chính là giai đoạn bình đẳng nhất trong các hình thái kinh tế xã hội mà loài người đã đi qua. Tuy nhiên sự bình đẳng đó lại tạo ra rất nhiều bất công, khi người lao động chăm chỉ và người không lao động đều được hưởng lạc như nhau.
Chính vì nhận thấy được những sự thiếu sót và chênh lệch vô lý, nên loài người dần dần cảm nhận được và nảy sinh nhu cầu một bộ máy chính thống, quản lý và điều động hoạt động chung cho tất cả mọi người. Chính vì những tư tưởng thuộc kiến trúc thượng tầng đã thay đổi, nên xã hội cũng bước sang giai đoạn mới.
Hình thái chiếm hữu nô lệ – 1 trong 5 hình thái kinh tế xã hội
Đến với xã hội chiếm hữu nô lệ, khác với cộng sản nguyên thủy, nó không xuất hiện cùng lúc ở tất cả các quốc gia hay khu vực. Mà chỉ xuất hiện, khi và chỉ khi nhận thức của con người bắt đầu đạt đến cảnh giới biết về khái niệm của cải. Xuất hiện tương đối sớm ở phương Đông vào khoảng thời gian 3000 TCN.
Theo đó, các quốc gia như Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn Độ,… Là những địa điểm ghi nhận xã hội chiếm hữu nô lệ đầu tiên trên thế giới. Sở dĩ, có tên gọi như thế vì trong thời kỳ này, con người cũng được xem như là hàng hóa để mua bán và trao đổi bằng của cải, thuật ngữ nô lê là ám chỉ những người được mua và bán trong giao dịch.
Tuy nhiên, chế độ chiếm hữu nô lệ vẫn chưa được thiết lập hoàn toàn, do sự mâu thuẫn giữa xã hội cũ và xã hội mới vẫn còn đan xen, cho tới một khoảng thời gian sau đó, khi các cuộc giao dịch mua bán người lao động được diễn ra thường xuyên. Mới chính thức hình thành nên thời kỳ thứ hai trong 5 hình thái kinh tế xã hội.
Hình thái phong kiến
Chắc chắn, khi hình thái mới được ra đời, sẽ có nhiều điểm tiến bộ và vượt bậc hơn so với hình thái cũ. Nếu không, các đặc điểm và yếu tố thay đổi không thể nào đánh bại được tư tưởng và kiến trúc thượng tầng cũ đã được ổn định. Giai đoạn phong kiến được xem là giai đoạn thống khổ nhất của các nước châu Á, châu Phi.
Trong thời kỳ phong kiến, xoay quanh rất nhiều mối quan hệ khác nhau, không chỉ dừng lại ở mối quan hệ cơ bản và chủ chốt trong xã hội như thời kỳ nô lệ. Trong khi ở thời kỳ nô lệ, chỉ có mối quan hệ giữa chủ nô và nô lệ, thì phong kiến lại xuất hiện thêm địa chủ và nông dân, càng làm mẫu thuẫn giai cấp tăng cao.
Mặc dù xã hội trước đó, đã bắt đầu có sự phân chia giai cấp và phân biệt giàu nghèo vô cùng gay gắt. Nhưng đến thời kỳ phong kiến mới càng lộ rõ bản mặt tàn ác của giai cấp tầng lớp cao. Khi ra sức bóc lột và chèn ép người ở giai cấp tầng lớp thấp. Tạo ra những sự phẫn nộ không thể nào chấp nhận hãy tha thứ được.
Lúc bấy giờ, giai cấp bị trị là những người nông dân, nông nô bị cướp đất, bóc lột sức lao động không thương tiếc. Giai cấp thống trị là những quý tộc, địa chủ, quan liêu, tận dụng mọi thủ đoạn để làm giàu cho bản thân, không màng đến lợi ích của người khác.
Hình thái tư bản chủ nghĩa
Khi hình thái tư bản chủ nghĩa xuất hiện, là cột mốc đánh dấu lớn nhất trong 5 hình thái kinh tế xã hội, khi nhà nước và pháp quyền bắt đầu có cơ sở và quyền hành trong xã hội. Tuy nhiên, giai đoạn này vẫn chưa thể bảo vệ được quyền lợi cho tất cả mọi người một cách chính đáng.
Sự bóc lột là công cụ để tạo ra giá trị thặng dư cho những người có tài sản và nắm TLSX trong xã hội. Để có thể tiến vào hình thái tư bản chủ nghĩa, những người thương nhân, thị dân đã đàm phán với nông dân mất đất, mất ruộng sau khi chiến thắng chống lại địa chủ, sẽ trả lại quyền tự do – bình đẳng – bác ái.
Tuy nhiên, đúng là những người làm kinh doanh, không bao giờ để bản thân thiệt thòi và làm những cuộc giao dịch không có lợi nhuận. Trước khi giành thắng lợi đã tuyên bố sẽ trao cho nông dân quyền tự do bình đẳng bác ái, nhưng cuối cùng thứ họ nhận được chỉ là sự tự do, bình đẳng, nhưng không có bát ái.
Sự bóc lột trở thành công cụ tạo ra giá trị thặng dư, bởi vì chủ đồn điền, nhà máy xí nghiệp, nắm bắt tâm lý của nông dân mất đất, mất tư liệu sản xuất, đành phải bỏ xứ và đi lên thành phố để kiếm việc làm. Vào tình cảnh đó, người dân không có quyền lựa chọn ngoài việc chấp nhận sự bóc lột để có được chỗ ăn, chỗ ngủ nơi đất khách.
Hình thái cộng sản chủ nghĩa
Cộng sản chủ nghĩa là hình thái cao nhất trong các hình thái kinh tế xã hội mà loài người đã bước qua, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có hình thái khác để thay thế vị trí của cộng sản chủ nghĩa. Ở giai đoạn này, tất cả tư liệu sản xuất đều có hình thức công hữu, khuyến khích tư hữu.
Nhờ có sự xuất hiện của xã hội này, mà nhiều đối tượng được biết đến sự công bằng và bình đẳng, góp phần xóa bỏ những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội trước, gắn bó các thành viên và các cá thể trong cộng đồng lại với nhau. Cùng vì lợi ích căn bản chung của xã hội, để xây dựng và làm đẹp cho đời sống.
Qua đó, hình thái cộng sản chủ nghĩa được xem như là một cái kết mỹ mãn cho sự phát triển từ thấp đến cao của quy luật vận động và phát triển khách quan. Các cơ sở kinh tế, quan hệ giữa người và người trong xã hội, quan hệ giữa người với các sự kiện sự vật, được bình thường hóa sau 5 hình thái kinh tế xã hội đã và đang diễn ra.
Kết luận
Thông qua bài viết và những thông tin được chia sẻ, quý độc giả có cơ hội được biết đến quá trình thay đổi, hoàn thiện của 5 hình thái kinh tế xã hội. Đồng thời, chính những kiến thức đó sẽ giúp cho mọi người cảm thấy quý trọng xã hội hiện tại hơn.