Kinh tế chính là một lĩnh vực phân phối, sản xuất và thương mại cũng như là tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Lĩnh vực này thì được tập hợp qua các quá trình liên quan rất nhiều đến văn hoá, giá trị, giáo dục, phát triển công nghệ, cấu trúc chính trị, tổ chức xã hội,… và nhiều yếu tố khác.
Bản chất của kinh tế là gì?
Nền kinh tế thì bao gồm rất nhiều yếu tố và những yếu tố này sẽ cung cấp bối cảnh, nội dung và thiết lập các điều kiện thông số để một nền kinh tế được vận hành. Hay nói cách khác thì lĩnh vực này là một lĩnh vực được bao gồm các hoạt động và giao dịch của con người có liên quan với nhau và không thể đứng riêng lẻ.
Các tác nhân ảnh hưởng đến một nền kinh tế có thể là chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức hay thậm chí là một cá nhân. Và các giao dịch sẽ được xảy ra khi cả hai bên hợp tác đồng ý với nhau về giá trị hoặc giá cả của hàng hoá. Những giao dịch này sẽ được biểu thị bằng một loại tiền tệ nhất định. nhưng những giao dịch tiền tệ chỉ chiếm một phần nhỏ trong lĩnh vực này.
Các hoạt động trong lĩnh vực này sẽ được thúc đẩy bởi các quá trình sản xuất sử dụng tài nguyên thiên nhiên, vốn hay lao động. Và việc này đã được thay đổi theo thời gian do sự đổi mới của những sản phẩm, dịch vụ, mở rộng thị trường, đa dạng hóa thị trường hoặc là do công công nghệ.
Sau những năm 2000 – 2001, nền kinh tế thông tin được đưa ra vì tầm quan trọng ngày càng tăng của thương mại điện tử, các doanh nghiệp điện tử. Đây cũng là thuật ngữ chỉ một xã hội toàn cầu.
Ngành kinh tế có mục tiêu chính là gì?
Mục tiêu này là trạng thái kinh tế mà do nhà nước là chủ thể quản lý mong muốn cần và nỗ lực đạt được trong một thời gian nhất định qua quá trình hoạt động và tiến hành quản lý. Những mục tiêu này được đặt ra nhằm để tạo sự phát triển và tạo ra sự tăng trưởng về lĩnh vực này, nâng cao, phát triển, cải thiện và cả tăng cường đời sống cá nhân.
Đối với lĩnh vực này, mục tiêu chính thường sẽ quan tâm tới việc hình thành cơ cấu hợp lý; sự hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực khác; hiệu quả giữa sự kết hợp những lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển được nhiều sản phẩm quốc gia được dựa trên những công nghệ mới, công nghệ cao và hơn thế là tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành chủ lực,…
Nền kinh tế sẽ đặt những mục tiêu về tốc độ tăng năng suất lao động bình quân bao nhiêu phần trăm trên một năm, trong đó theo từng năm khác nhau thì tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hay tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng trọng điểm sẽ được đặt mục tiêu khác nhau
Phát triển kinh tế là gì?
Phát triển kinh tế chính là một quá trình lớn lên, tăng trưởng, tăng tiến về mọi mặt của một nền kinh tế. Bao gồm rất nhiều yếu tố về sự tăng trưởng bên cạnh sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, các thể chế, chất lượng cuộc sống và sự công bằng của một xã hội.
Về những điều kiện có bản đó chính là phải có sự tăng trưởng nghĩa là phải gia tăng những quy mô về sản lượng phải đảm bảo nó được diễn ra trong một thời gian tương đối và ổn định. Điều kiện về sự thay đổi các cơ cấu ở tỷ trọng các vùng, miền, ngành, thành phần được thay đổi. Mà ở đó tỷ trọng các vùng nông thôn giảm tương đối so với thành thị, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng,…
Bên cạnh đó sự phát triển cũng đi cùng với cuộc sống của đại bộ phận dân số sẽ trở nên tốt hơn như giáo dục, y tế, tinh thần của người dân cũng được chăm lo nhiều hơn, môi trường được đảm bảo hơn,…
Từ đó trình độ tư duy, và những quan điểm sẽ được thay đổi. Nên có thể thấy phát triển kinh tế là một quá trình tiến hoá theo thời gian và do những nhân tố bên trong quyết định toàn bộ đến quá trình phát triển đó.
Mô hình tăng trưởng tuyến tính theo nhiều giai đoạn
Qua sự thành công của kế hoạch marshall sau chiến tranh thế giới thứ hai các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng các nước đang phát triển có thể đẩy mạnh phát triển về lĩnh vực này nếu họ nhận được nhiều vốn từ nhiều nơi khác nhau và có nhà nước can thiệp một cách hợp lý.
Một nước công nghiệp tiên tiến sẽ phải trải qua bốn giai đoạn là xã hội truyền thống, chuẩn bị các tiền đề để cất cánh, cất cánh và trưởng thành.
Lý thuyết phát triển phụ thuộc
Lý thuyết phát triển phụ thuộc được phát triển nhất bởi các học giả từ Châu Mỹ La Tinh. Phát triển phụ thuộc nhiều khi sẽ cần thiết nên không thể tránh khỏi. Hầu hết các nước phát triển từ nghèo trở nên giàu như Úc, Canada, Brazil,.. đều phải dựa vào lý thuyết phát triển phụ thuộc này.
Tuy nhiên, kết cục các nước này cũng là khác nhau bởi nhiều yếu tố khác, đặc biệt là năng lực lãnh đạo của nhà nước. Với các nước như Đài Loan hay Hàn Quốc… bên cạnh việc dựa vào thương mại, công nghệ của nước ngoài (như Mỹ), còn có một nhà nước cũng rất minh bạch, có năng lực quản lý.
Một số loại hình chủ yếu
Lĩnh vực kinh tế bao gồm mọi thứ để nhằm đáp ứng nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ cho một tập thể xã hội. Chúng dùng để chỉ mọi sự vật, mọi hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất mua bán, phân phối và tiêu thụ hàng hoá gồm các công ty, doanh nghiệp,… Vì tính đa dạng nên cũng xuất nhiều loại hình kinh tế.
Kinh tế kế hoạch hóa tập trung
Kinh tế kế hoạch hoá tập trung là một hệ thống bao gồm nhà xưởng, đất đai, những nguồn lực thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Và chính phủ thực hiện gần như tất cả các quyết định liên quan đến hệ thống kinh tế như quá trình sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, giá cả của sản phẩm như thế nào, của bộ phận nào và bỏ vốn như thế nào…
Trong loại hình này, chính phủ được coi là người ra quyết định cao nhất, hợp lí và tốt hơn bất kì một tổ chức kinh doanh nào, nhà quản lý hay người tiêu dùng trong quá trình phân bổ các nguồn lực của đất nước.
Về bản chất thì loại hình này đã từng xuất hiện và tồn tại ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước những năm 1990. Thế nhưng mô hình này cũng xuất hiện ở một số nước phi chính phủ như Đức dưới thời của Hitler.
Các nguồn lực sản xuất sẽ được phân bổ một cách tập trung với một sự thống nhất thông qua kế hoạch về phát triển kinh tế – xã hội mà các cơ quan xây dựng kế hoạch của nhà nước đã soạn thảo và được thông qua rồi ban hành.
Vai trò của kinh tế kế hoạch hóa tập trung đóng góp quan trọng trong việc cải tạo các quan hệ sản xuất, tập trung tư liệu trong tay của nhà nước. Bên cạnh đó, loại hình này tập trung hóa cao độ dưới sự lãnh đạo của nhà nước.
Kinh tế xanh là gì?
Đây là loại hình kinh tế được hình thành với mục đích cải thiện đời sống con người và là tải sản của xã hội và đồng thời cũng giảm thiểu được những hiểm hoạ về môi trường cũng như sự khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên.
Tuy nhiên, loại hình này không nên được hiểu nhầm theo nghĩa là kinh doanh cũng bởi loại hình được thể hiện trên các lĩnh vực như nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông vận tải, du lịch sinh thái và những lĩnh vực khác của đời sống,
Có nghĩa là những hoạt động trong loại hình này sẽ tạo ra lợi ích và những giá trị có lợi ích hướng tới sự phát triển cuộc sống của một cộng đồng xã hội đặc biệt là yếu tố văn hoá.
Đây là một mô hình phát triển dựa trên sự phát triển bền vững và những kiến thức sinh thái học. Một mô hình được đánh giá trực tiếp từ vốn tự nhiên và việc sử dụng tự nhiên như một giá trị của kinh tế học.
Các chi phí xã hội phải gánh chịu thông qua hệ sinh thái thì đều có nguồn gốc và được hoàn trả bởi các thực thể có khả năng gây hại hoặc thờ ơ với một giá trị tự nhiên. Loại hình này sẽ tạo ra việc làm, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững mà vẫn ngăn được ô nhiễm môi trường, sự nóng lên toàn cầu, cạn kiệt tài nguyên hay suy thoái môi trường,…
Kinh tế thị trường là gì?
Loại hình này là loại hình mà ở đó tồn tại nhiều thành phần, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, vận hành và phát triển trong cũng một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định. Loại hình này sẽ tự điều tiết, vận hành theo quy luật của thị trường và hầu như không không có sự can thiệp của nhà nước.
Loại hình này thì con người mong muốn tìm ra được các phương án để cải tiến cho các phương thức làm việc, kiếm thêm kinh nghiệm. Qua đó có thể phát hiện, đào tạo, tuyển chọn những người có năng lực tốt, nâng cao được quy trình quản lý,…
Loại hình kinh tế này tạo được xu thế liên doanh bên cạnh sự liên kết đẩy mạnh giao lưu giữa các nước đang phát triển để chuyển giao các công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý nhằm thúc đẩy công cuộc xây dựng đất nước.
Tuy nhiên, do sự chạy theo lợi nhuận nên các doanh nghiệp sẽ có xu hướng mở rộng sản xuất liên tục và dần mất cân bằng về cung cầu. Nếu điều này tích lũy qua nhiều năm và không được giải quyết thì sẽ dẫn đến khủng hoảng thừa, các mặt hàng bị ứng động,…
Bên cạnh đó việc sai sót trong thông tin sẽ có thể dẫn tới việc phân bố các nguồn lực không đạt được hiệu quả. Giá cả có thể sẽ không linh hoạt trong các khoảng thời gian ngắn khiến cho việc điều chỉnh cung cầu cũng không được suôn sẻ. Đây cũng là trong những nguyên nhân của các hiện tượng thất nghiệp và lạm phát.
Kết luận
Nền kinh tế sẽ là thước đo cho sự phát triển và quá trình phát triển của một đất nước. Chúng có sự đa dạng và có nhiều sắc thái biểu hiện khác nhau nên đã trở thành một đặc điểm và phân biệt với các lĩnh vực khác trong xã hội. Hy vọng những nội dung trên sẽ trang bị cho bạn những kiến thức cơ bản về lĩnh vực quan trọng này.