Hợp đồng kinh tế là một trong những thứ quen thuộc và cần thiết đối với bất kỳ một công ty, doanh nghiệp lớn, nhỏ nào. Loại hợp đồng này giúp các giao dịch giữa công ty với nhau và giữa công ty với khách hàng trở nên có hiệu lực pháp lý. Hợp đồng này thường được sử dụng trong các hoạt động mua, bán, hợp tác, thỏa thuận nhằm mục đích kinh doanh. Các vấn đề cụ thể hơn sẽ có trong bài viết dưới đây.
Hợp đồng kinh tế là gì? Căn cứ vào đâu để ký hợp đồng?
Những người mới thành lập công ty hay cá nhân chuẩn bị có những giao dịch với các doanh nghiệp đầu tư đều cần phải hiểu rõ về loại hợp đồng này. Về bản chất, hợp đồng kinh tế là một văn bản, có nội dung thể hiện rõ về giao dịch, thỏa thuận giữa hai bên trong mối quan hệ kinh tế. Vì nó là một văn bản hợp đồng nên phải nêu rõ điều khoản, quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên.
Thực hiện hợp đồng kinh tế
Hợp đồng này sẽ được ký kết trước khi các bên thực hiện hành vi trao đổi, mua bán cụ thể. Sau khi hợp đồng được ký, việc thực hiện hợp đồng sẽ được thể hiện thông qua hoạt động giao dịch, thỏa thuận cùng hợp phát và phát triển của các bên. Được biết, hợp đồng kinh tế thường được ký kết khi nó mang lại lợi nhuận cho cả hai bên.
Như vậy, có thể thấy rằng hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế là một chiếc chìa khóa, chứng minh cho sự gắn kết của các chủ thể, nó cũng là hành lang pháp lý, giữ cho các bên hoạt động theo đúng những gì đã giao dịch. Hợp đồng có vai trò trung gian, là cầu nói và là văn bản cần thiết trong quá trình phát triển, đầu tư của doanh nghiệp, cá nhân, tập thể.
Căn cứ ký kết hợp đồng
Đây là một dạng hợp đồng kinh tế dựa trên cơ sở pháp luật. Vì vậy, từ bước soạn thảo cho đến bước ký kết đều phải dựa theo những gì mà pháp luật quy định. Không chỉ thế, cả hai bên đều phải căn cứ vào những điều khoản đã cùng nhau xây dựng và thống nhất, đi đến kết quả cuối cùng.
Nhìn chung, khi các bên soạn thảo và ký hợp đồng về kinh tế, sẽ có hai bộ luật có nhắc đến nội dung này là Luật Thương Mại và Luật Dân sự. Trong đây có quy định về tên gọi, đối tượng, nội dung cụ thể.
Hợp đồng kinh tế có tên gọi ra sao
Nhiều người vẫn còn khá hoang mang khi nhắc đến tên gọi của hợp đồng. Tên hợp đồng chính là chữ cái in hoa được viết to nhất tại đầu văn bản. Thông thường, những người soạn thảo chỉ viết hai chữ “Hợp đồng” hoặc “Hợp đồng kinh tế”. Tuy nhiên, cái tên này chỉ có tính pháp lý vào lúc đang còn tồn tại Pháp lệnh hợp đồng về kinh tế. Nhưng hiện nay, người ta đã bỏ pháp lệnh đó, vì vậy có thể nói rằng hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế không còn khái niệm này.
Để biến văn bản ký kết trở nên có hiệu lực pháp lý, bạn cần đặt tên sao cho đúng, không thể vì thói quen mà vẫn giữ cái tên cũ. Thay vào đó, ngày nay, người ta sẽ đặt tên hợp đồng theo mục đích của hợp đồng và theo những loại mà Luật Thương mại và Luật Dân sự đã quy định.
Cách dùng tên gọi hợp đồng?
Cách sử dụng tên gọi hợp đồng kinh tế phổ biến nhất hiện nay là dựa trên loại hợp đồng, mục đích mà các bên hướng tới. Đầu tiên vẫn là hai chữ Hợp đồng được viết giữa văn bản, sau đó xuống dòng, viết tên hợp đồng. Ví dụ như hai bên chuẩn bị ký kết hợp tác cho một chiến dịch quảng cáo giữa công ty quảng cáo và tập đoàn. Tại đây, hợp đồng sẽ có tên là “Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại”.
Cách dùng tên này chính là sử dụng chính các phân loại được quy định trong Luật để đặt tên. Trong Luật, quy định khá rõ và rất đa dạng, đầy đủ về các loại hợp đồng phân chia theo mục đích, vì vậy việc sử dụng tên như thế này là hoàn toàn chính xác.
Luật Thương mại quy định điều gì về loại hợp đồng kinh tế?
Trong Luật Thương mại, có quy định về tên của hợp đồng kinh tế, đối tượng của hợp đồng, tính pháp lý của hợp đồng. Bộ luật này cần được tất cả những ai đang làm việc trong ngành kinh tế tìm hiểu, bởi nó sẽ giúp cho quá trình làm việc trơn tru hơn, ít mắc cái lỗi nhỏ khi soạn một văn bản hợp đồng.
Một số loại hợp đồng được quy định trong Luật Thương mại như:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa: Dành cho các hoạt động mua bán số lượng lớn, cần ký kết để đảm bảo.
- Hợp đồng dịch vụ: bao gồm hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại, hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, hợp đồng dịch vụ hội chợ; hợp đồng đại diện thương nhân; hợp đồng ủy thác, hợp đồng đại lý; hợp đồng gia công;…
Có thể thấy rằng, các loại hợp đồng kinh tế phổ biến nhất đều được quy định trong Luật. Với những cuộc trao đổi, mua bán nhỏ lẻ chắc chắn không cần sử dụng đến hợp đồng này. Chỉ với các doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn đầu tư lớn, cần được đảm bảo về mặt quyền lợi và sự bảo vệ của pháp luật thì mới cần đến hợp đồng.
Các loại hợp đồng quy định trong Luật Dân sự
Nếu bạn cho rằng hợp đồng kinh tế chỉ có trong Luật Thương mại thì bạn đã nhầm. Trong Luật Dân sự, vẫn còn quy định nhiều loại hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế, chỉ khác là quy mô của nó có phần nhỏ hơn, thuộc dân sự. Dù vậy, vẫn phải ký kết hợp đồng thương mại khi cần để bảo vệ lợi ích của chính mình.
Quy định về chủ thể
Tại Điều 117, Bộ Luật dân sự 2005 có quy định rất rõ về chủ thể tham gia ký kết hợp đồng. Giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi chủ thể thực hiện hành vi có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi và hoàn toàn tự nguyện. Cụ thể, người ký hợp đồng kinh tế phải trên 18 tuổi, đầu óc minh mẫn, tỉnh táo, có thể tự làm chủ bản thân, đang không trong tình trạng bị ảnh hưởng bởi các chất kích thích.
Trong trường hợp chủ thể trong giao dịch không có đủ các điều kiện trên, ví dụ như chưa đủ 18 tuổi, người gặp vấn đề về nhận thức hay có vấn đề về sức khỏe, không làm chủ được hành vi, những người này nếu trực tiếp ký kết thì văn bản đó coi như không có hiệu lực. Thay vào đó, nếu có người giám hộ theo quy định của pháp luật đứng ra làm văn bản hộ thì được chấp nhận.
Quy định về đối tượng
Đối tượng của hợp đồng thương mại được Bộ Luật Dân sự 2005 quy định rõ rằng đó phải là đối tượng mà luật cho phép. Những người đang ngồi tù, mất quyền công dân hay không làm chủ được năng lực hành vi dân sự đều không phải đối tượng có thể làm hợp đồng thương mại.
Nếu như một trong các bên tham gia ký và tạo lập hợp đồng kinh tế biết được trong hợp đồng có đối tượng không thuộc quy định về đối tượng hợp đồng thương mại, nhưng lại giấu, không thông báo cho bên còn lại thì phải chịu phạt, bồi thường theo quy định của pháp luật. Việc cố tình dụ dỗ những đối tượng chưa đủ nhận thức ký kết hợp đồng cũng bị quy vào phạm tội.
Quy định về phụ lục hợp đồng
Trong một số trường hợp, phụ lục của hợp đồng kinh tế lại được soạn trái với nội dung của hợp đồng đã đưa ra trước đó, thì nội dung bị trùng này sẽ coi như vô hiệu. Dành cho ai chưa biết thì hợp đồng thương mại có thể có hoặc không phụ lục kèm theo. Tại đây sẽ phổ biến lại cụ thể hơn một số điều khoản chưa nói rõ trong phần nội dung hợp đồng. Chính vì vậy, nội dung của phụ lục và nội dung của hợp đồng phải giống nhau.
Quy định tại Điều 403, Bộ Luật Dân sự 2005, phụ lục hợp đồng nếu vạch ra các điều khoản trái với nội dung của hợp đồng kinh tế thì riêng điều khoản nó sẽ trở nên vô hiệu. Tuy nhiên nó có thể được xem xét lại khi có các thỏa thuận khác. Nếu các chủ thể trong hợp đồng đều đồng ý với phụ lục thì coi như điều khoản trên nội dung cũng đã được thay đổi.
Quy định về loại hợp đồng
Theo Luật, hợp đồng kinh tế hiện nay hoàn toàn có thể được ký kết dưới dạng giấy hay điện tử. Việc ký kết hợp đồng qua phần mềm, điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp thúc đẩy quá trình làm việc, mở rộng phạm vi làm việc sang nhiều quốc gia mà không cần thực hiện các chuyến ký kết xa xôi.
Một số loại hợp đồng trong Luật Dân sự
Trong Luật Dân sự cũng có quy định một số loại hợp đồng như: Hợp đồng mua bán các loại tài sản; hợp đồng mua bán nhà; hợp đồng trao đổi tài sản; hợp đồng thuê nhà; hợp đồng vay tài sản; hợp đồng mượn tài sản; hợp đồng thuê khoán tài sản; hợp đồng vận chuyển hàng khách; hợp đồng vận chuyển tài sản;…
Những loại hợp đồng này đều là hợp đồng kinh tế nhưng thuộc phạm vi mà quy mô nhỏ hơn. Ví dụ như các tài xế làm việc cho công ty thì cần hợp đồng vận chuyển, hay những vụ mua bán nhà cửa, đất đai,…
Cần thể hiện gì trên hợp đồng kinh tế?
Không phải ai cũng nắm rõ được toàn bộ các mục cần làm trên hợp đồng. Đầu tiên không thể thiếu được quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng năm. Sau đó, người làm hợp đồng phải đặt tên hợp đồng sao cho đúng. Nếu hợp đồng thuộc Luật Thương mại hay Luật Dân sự thì cần ghi ra.
Trên hợp đồng kinh tế, phải thể hiện được ngày tháng làm hợp đồng, căn cứ vào đâu để làm hợp đồng (ví dụ như căn cứ vào sự thỏa thuận từ hai bên), địa điểm, bên A, bên B. Các thông tin liên hệ của bên A và bên B. Quan trọng nhất là hợp đồng cần nêu được các điều khoản cụ thể, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Có thêm điều khoản tùy nghi hoặc điều khoản thường lệ tùy vào các bên tham gia vào hợp đồng.
Kết luận
Các hoạt động đầu tư, mua bán, kinh doanh là những hoạt động trực tiếp liên quan tới tiền bạc, vì vậy nó cần được xác minh trong hợp đồng kinh tế để bảo vệ lợi ích của tất cả các bên tham gia hợp đồng. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về hợp đồng này.