Công ty cổ phần được thành lập từ những con người yêu thích và có bản lĩnh gan dạ, muốn thử sức hoạt động kinh doanh do bản thân đứng chủ. Đây chính là một trong những loại hình tổ chức thành lập doanh nghiệp phổ biến trong môi trường kinh tế ngày nay. Vậy thì cách thức hoạt động cũng như đặc điểm cơ bản khi thành lập công ty tổ chức nhiều cổ phần như thế nào nhé!
Công ty cổ phần là gì?
Hiện nay, theo quy định của pháp luật đặt ra công ty cổ phần được công nhận khi quy tụ những điều kiện sau. Vậy thì theo pháp luật điều 111 của luật doanh nghiệp 2020 yêu cầu:
- Công ty cổ phẩn mang đặc trưng cơ bản nhất đó chính là nguồn vốn điều lệ có được của công ty bắt nguồn từ nhiều người hùn vốn. Do đó, công ty CP được thành lập có nhiều phần góp vốn ngang bằng nhau thì đó được gọi là cổ phần.
- Trong công ty CP thì các cổ đông là những người góp vốn thì học có thể là các tổ chức hay doanh nghiệp nào đó hoặc là một cá nhân. Số lượng thành viên được yêu cầu đối với loại hình công ty trên đó chính là tối thiểu phải có 3 thành viên góp vốn kinh doanh.
- Công ty cổ phần đòi hỏi nhiệm vụ của các cổ đông phải có trách nhiệm về các khoản nợ của tổ chức cũng như thực hiện tốt nghĩa vụ quản lý nguồn tiền vào ra của doanh nghiệp. Các cổ đông có quyền chuyển nhượng các cổ phần công ty cho người khác.
- Công ty cổ phần chính thức đi vào hoạt động và có đảm bảo tư cách pháp nhân kể từ sau khi được nhận giấy chứng nhận đăng ký của doanh nghiệp. Công ty có quyền phát hành các cổ phần được quy đổi sang trái phiếu, cổ phiếu để thực hiện việc huy động vốn.
Công ty cổ phần có đặc điểm ra sao?
Theo đánh giá của các nhà kinh doanh cho biết thì loại hình công ty cổ phần là loại hình tổ chức kinh doanh phù hợp cho những con người mới bước vào con đường khởi nghiệp. Do đó, bạn cần nắm bắt những đặc điểm của loại hình công ty CP để nắm bắt được các yếu tố cơ bản giúp bạn xây dựng nên một công ty nhiều cổ phần hiệu quả và đảm bảo tính pháp lý.
Công ty cổ phần có đặc điểm chung là gì?
Công ty cổ phần thuộc 1 trong năm loại hình doanh nghiệp được pháp luật Việt Nam công nhận và xác thực thông qua Luật doanh nghiệp được ban hành. Đặc điểm tổng quát cơ bản về loại hình công ty CP trên đó chính là:
- Công ty CP được xem là một tổ chức kinh tế có đầy đủ các cấp bậc nhân sự rõ ràng.
- Công ty CP đều có tên riêng, có tài sản và có các trụ sở giao dịch rõ ràng và cụ thể.
- Công ty CP được phép đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật nước Việt Nam phải thực hiện việc đăng ký giấy phép kinh doanh. Đây chính là điều kiện bắt buộc mỗi công ty CP nào cũng phải tuân thủ theo yêu cầu luật doanh nghiệp.
Đặc điểm mang tính pháp lý của loại hình công ty cổ phần
Bất kỳ công ty cổ phần nào cũng phải tuân thủ theo quy định pháp lý của pháp luật. Vậy thì, loại hình công ty CP trên được đánh giá thực hiện tốt yếu tố pháp lý cần đảm bảo những đặc điểm cơ bản như:
- Yếu tố vốn điều lệ: đây chính là đặc điểm cơ bản nhất đòi hỏi các công ty CP cần có. Đây là yếu tố giúp bạn phân biệt loại hình công ty CP trên. Vốn điều lệ của công ty CP được các cổ đông công ty góp vốn ngang bằng nhau hay còn được gọi là cổ phần. Giá trị của các cổ phần của công ty được phản ánh thông qua cổ phiếu.
- Yếu tố pháp nhân: điều kiện bắt buộc nếu muốn thành lập công ty CP. Bốn điều kiện chứng tỏ công ty CP đầy đủ tính pháp nhân đó là được cấp giấy phép kinh doanh, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và rõ ràng, có tài sản, được phép nhân danh khi tham gia các quan hệ pháp luật độc lập.
- Đảm bảo trách nhiệm tài sản cổ đông: Đây chính là một trong những chế độ trách nhiệm về khoản nợ và việc quản lý tài sản của công ty. Việc đảm bảo có trách nhiệm tài sản cổ phần không liên quan đến tài sản cá nhân riêng biệt của cổ đông.
- Thực hiện linh hoạt việc huy động vốn: là thành viên cổ đông của công ty cổ phần cần chủ động và có nhiều chiến sách nhằm tìm kiếm những luồng tiền vốn cho doanh nghiệp.
Các bước thành lập CTCP
Với những đặc điểm cơ bản cũng như điều kiện bắt buộc khi bạn muốn thành lập loại hình doanh nghiệp. Tiếp theo là sự chia sẻ về các bước thành lập công ty cổ phần cho những ai đang cần và tìm kiếm cách thực hiện, mở công ty theo loại hình doanh nghiệp cổ phần. Với 5 bước cơ bản sau:
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ thành lập tươm tất
Đầu tiên, các bạn muốn thành lập công ty CP thì đòi hỏi các cổ đông cần thực hiện việc chuẩn bị đầy đủ dữ liệu và các nguồn thông tin cần thiết. Chẳng hạn như là tên công ty dự định đăng ký thành lập đó là gì, địa chỉ trụ sở giao dịch chính, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, số lượng cổ đông, tỷ lệ góp vốn và một số giấy tờ tùy thân cơ bản liên quan đến các cá nhân cổ đông.
Bước 2: tạo hồ sơ thành lập theo thông tin khách hàng đưa ra
Bước tiếp theo, bạn cần thiết lập hồ sơ công ty cổ phần phải đầy đủ các tài liệu cũng như thông tin cơ bản, đó là:
- Giấy đề nghị thành lập công ty: Trong giấy đề nghị bạn cần thực hiện việc kê khai ghi rõ tên doanh nghiệp, trụ sở chính, thông tin liên hệ, vốn, ngành nghề hoạt động. các loại cổ phần, thông tin về mã đăng ký thuế. số lượng nhân sự, họ và tên, chữ ký của một số người đại diện của công ty.
- Văn bản hồ sơ cần nêu rõ các điều lệ của công ty. Nếu doanh nghiệp chưa thực hiện việc kê khai điều lệ chính thức thì nên kê khai bản dự thảo điều lệ.
- Trong văn bản hồ sơ, bạn cần kê khai danh sách các cổ đông sáng lập công ty hoặc là những cổ đông đầu tư vào doanh nghiệp.
- Thực hiện nộp các bản sao giấy tờ thiết yếu của các cổ đông của công ty như là giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc là thẻ căn cước công dân.
- Thực hiện nộp bản sao của giấy chứng nhận cho phép công ty đi đến kinh doanh. Giấy tờ chứng thực cá nhân là của những người đại diện khi trong trường hợp cổ đông là một tổ chức doanh nghiệp.
Bước 3 đừng quên nộp hồ sơ sau khi chuẩn bị kỹ càng
Sau khi thực hiện công đoạn chuẩn bị ở hai bước trên thì bạn cần nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư của tỉnh hoặc thành phố nơi mà doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính kinh doanh. Số lượng nộp hồ sơ chỉ là duy nhất một bộ. Thông thường hồ sơ thành lập công ty cổ phần sẽ được duyệt sau trong vòng 5 đến 7 ngày.
Bước 4 theo dõi và chờ nhận giấy đăng ký kinh doanh
Sau khi hồ sơ bạn nộp và được sở kế hoạch thẩm định và kiểm duyệt thì doanh nghiệp của bạn sẽ được nhận giấy phép chứng nhận cho phép công ty CP của bạn được phép đi vào hoạt động.
Bước 5 công bố về giấy phép kinh doanh trên cổng thông tin quốc gia
Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh của công ty CP thì đừng quen khắc dấu và hoàn thành dấu nhằm thực hiện việc khẳng định về tính đảm bảo quy định pháp luật của công ty được nhiều người biết đến thông qua hệ thống cổng thông tin quốc gia của doanh nghiệp. Sau khi bộ quốc gia chấp nhận và kiểm duyệt đưa tin về độ pháp lý của công ty thì hàng tháng bắt buộc các doanh nghiệp trả phí theo quy định của hệ thống cổng thông tin.
Hồ sơ cần có để thành lập
Nếu bạn thực hiện đầy đủ các bước để thành lập công ty thì nên quan tâm và chú trọng đến việc chuẩn bị những nội dung cơ bản trong khâu thiết lập hồ sơ. Bởi lẽ hồ sơ thành lập doanh nghiệp một trong những giấy tờ quan trọng và cần thiết. Nó chứa đựng những thông tin liên quan đến loại hình doanh nghiệp mà bạn đã chọn.
Bộ hồ sơ thành lập công ty CP bao gồm những giấy tờ cơ bản chẳng hạn như là giấy đề thị đăng ký doanh nghiệp, bản dự thảo điều lệ doanh nghiệp, danh sách thành viên hoặc các cổ đông, bản sao hợp lệ và đi kèm một số giấy tờ thiết yếu liên quan đến các cá nhân thực hiện việc đăng ký mở loại hình doanh nghiệp công ty CP.
Các giấy tờ cá nhân mà bạn nên để ý đến nếu cá nhân là người đăng ký cần chuẩn bị chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hay là căn cước công dân còn hiệu lực. Đối với người đăng ký là doanh nghiệp hay tổ chức thì không chỉ cần chuẩn bị giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà còn cần kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân đại diện hoặc được ủy quyền bởi tổ chức và doanh nghiệp.
Các dịch vụ thành lập hiện có
Hiện nay, một trong những tổ chức hỗ trợ các đơn xin cấp giấy phép kinh doanh cho loại hình công ty cổ phần thì gợi ý mà bạn có thể tham gia đó chính là công ty Luật Đức An và công ty luật Việt An. Đây chính là hai sự tham khảo với tổ chức uy tín chuyên là nơi tiếp nhận hồ sơ xin mở giấy phép kinh doanh và có những sự hỗ trợ tư vấn nhiệt tình hơn hết.
Hai tổ chức công ty trên với nhiều năm kinh nghiệm và hoạt động và sở hữu đội ngũ nhân viên luật sự, chuyên viên có chuyên môn cao. Mỗi công ty trên đều là một trong những các công ty chuyên giải quyết các cung ứng nhiều dịch vụ giúp cho các các nhân hay tổ chức tạo nên một bộ hồ sơ xin cấp phép hoạt động cho nhiều loại hình doanh nghiệp ngày nay.
Kết luận
Công ty cổ phần được thành lập phải trải qua những bước trên cũng như bài viết gợi ý hai tổ chức chuyên phục vụ dịch vụ giúp bạn đăng ký giấy phép kinh doanh cho loại hình doanh nghiệp trên. Bạn có thể tìm hiểu kỹ càng trước khi thực hiện đăng ký giấy phép kinh doanh cần thực hiện khâu làm hồ sơ như thế nào nhé!